Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu…

Thành lập Tổng cục Quản lý thị trường

Trí Lâm | 13/08/2018, 18:39

Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu…

          

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương.

Theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; về chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường; chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, kế hoạch phát triển dài hạn, đề án, dự án quan trọng, dự thảo báo cáo về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường...

Tổng cục Quản lý thị trường có chức năng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường.

Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính; thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân; xử lý vi phạm hành chính.

Đồng thời kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lực lượng Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

Bên cạnh đó tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật; xây dựng, vận hành và phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính, cơ sở dữ liệu quản lý nhân sự, tài sản và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng quản lý thị trường theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền...

Về cơ cấu tổ chức, các tổ chức Quản lý thị trường ở trung ương gồm: Văn phòng Tổng cục; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính; Vụ Chính sách - Pháp chế; Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường.

Các tổ chức Quản lý thị trường ở địa phương gồm: Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường; Đội Quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh;

Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Đội Quản lý thị trường cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Quản lý thị trường có Tổng cục trưởng và không quá 4 Phó tổng cục trưởng. Tổng cục trưởng, Phó tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12.10.2018 và thay thế Quyết định số 19/2009/QĐ-TTg ngày 6.2.2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương.

Lam Thanh

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ năm 2025
5 giờ trước Sự kiện
Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25.1 - 2.2.2025 (26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thành lập Tổng cục Quản lý thị trường