Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định rằng tình hình xuất khẩu gạo năm nay sẽ tiếp tục gặp khó khăn do kinh tế thế giới sút giảm.

Tháng 1: Gạo tồn kho gần 960 ngàn tấn, xuất khẩu giảm 20%

Anh Thư | 18/02/2017, 16:57

Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định rằng tình hình xuất khẩu gạo năm nay sẽ tiếp tục gặp khó khăn do kinh tế thế giới sút giảm.

Bộ Công Thương ngày 18.2 dẫn tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, tính đến hết ngày 31.1.2017, lượng gạo tồn kho trong các doanh nghiệp vào khoảng hơn 955.900 tấn.

Trong đó, Tổng Công ty Lương thực miền Nam tồn khoảng gần 318.000 tấn; Công ty Lương thực miền Bắc khoảng 109.800 tấn. Số còn lại khoảng 528.000 tấn thuộc về các doanh nghiệp khác.

Tính từ ngày 1.1 đến hết ngày 31.1.2017, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 320.000 tấn, giảm hơn 20% so với cùng thời điểm năm 2016. Giá bình quân FOB là 427,51 USD/tấn. Trị giá FOB là 142,141 USD/tấn và giá CIF là 143,475 triệu USD/tấn.

Theo số liệu thống kê, năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 6,748 triệu tấn gạo, năm 2014 là 6,461 triệu tấn, năm 2015 đạt 6,615 trệu tấn. Và năm 2016 giảm mạnh còn 4,89triệu tấn gạo các loại, trị giá hơn 2,128 tỉ USD, về số lượng giảm 25,54%, về giá trị giảm 20,5% so với cùng kỳ năm trước và xếp thứ 3 trong số các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tình hình xuất khẩu gạo năm nay sẽ tiếp tục gặp khó khăn do kinh tế thế giới sút giảm; xu hướng tự túc lương thực, hạn chế nhập khẩu ở các nước tăng lên; cộng với xu hướng tăng tiêu thụ thực phẩm lúa mì và bắp do nguồn cung dồi dào, giá rẻ.

Hồi tháng 12.2016, trong báo cáo Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, Ngân Hàng Thế Giới đã chỉ ra tỉ sự thay đổi trong khẩu phần bữa ăn của người dân Việt Nam khiến cho lượng tiêu thụ gạo giảm xuống.

Theo đó, lượng gạo tiêu thụ của quốc gia và theo đầu người bắt đầu suy giảm. Nếu như lượng gạo tiêu dùng theo đầu người tăng theo tốc độ tăng trưởng thu nhập từ khoảng năm 1996 đến đầu những năm 2000, thì những năm gần đây, xu hướng này bị đảo chiều.

Đến nay, gạo chỉ chiếm một phần ba tổng chi cho bữa ăn, trong khi các sản phẩm chăn nuôi và thủy sản gộp lại chiếm đến 39%. Điều này không chỉ diễn ra ở phân khúc nhà giàu mà còn ở các hộ nghèo và cận nghèo ở Việt Nam.

T.Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tháng 1: Gạo tồn kho gần 960 ngàn tấn, xuất khẩu giảm 20%