Theo các nhà khoa học, trước tiên cần khử sạch các chất độc còn đọng lại dưới đáy biển, trầm tích rồi sau đó mới có thể hồi sinh lại các rạn san hô. Quá trình này ước tính ít nhất khoảng 50 năm.

Thảm họa Formosa: Cần điều tra mức độ nhiễm độc môi trường trước khi hồi sinh san hô

Trí Lâm | 04/07/2016, 19:50

Theo các nhà khoa học, trước tiên cần khử sạch các chất độc còn đọng lại dưới đáy biển, trầm tích rồi sau đó mới có thể hồi sinh lại các rạn san hô. Quá trình này ước tính ít nhất khoảng 50 năm.

Theo khảo sát của các nhà khoa học tại một số vùng biển bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại của nhà máy Formosa Hà Tĩnh, nhiều nơi san hô thưa thớt không tạo thành rạn, nhiều tập đoàn san hô chết. Có nơi san hôchết khoảng 35-40%, hiện san hô còn sống dưới 10%.

Cụ thể, tạiHà Tĩnh, các nhà khoa học khảo sát tại Mũi Ròn Mạ và Hòn Sơn Dương (cách họng xả công ty Formosa 7,5 km ngày 6.5.2016), san hô thưa thớt không tạo thành rạn, kích thước tập đoàn nhỏ, chủ yếu dạng phủ. Có nhiều tập đoàn mới chết trong khoảng 1 tháng.

Ở Hòn Sơn Dương san hô chết khoảng 35-40%, hiện san hô còn sống dưới 10%. Cả hai điểm này vắng mặt các đối tượng cácó kích thước lớn hoặc nhóm cá thuộc các họ cá san hô điển hình.

ỞQuảng Bình, khảo sát ở cảng Hòn La, đảo Hòn Nồm (đảo Yến) – Vũng Chùa ngày 7.5.2016, san hô phân bố thưa thớt, kích thước tập đoànnhỏ. Độ phủ thấp, dưới 10%. Có hiện tượng san hô chết rải rác trên cạn. Vắng bóng các đối tượng cákinh tế và các họ cá điển hình cho vùng rạn san hô.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo cho biết, để hồi phục được rạn san hô như hiện nay cần một khoảng thời gian rất dài và còn phải qua rất nhiều công đoạn chứ không hề đơn giản.

Theo ông Hồi, lý do là mỗi năm san hô chỉ mọc được 1-2cm, cho nên việc phục hồi nguyên trạng các rạn san hô thì phải khoảng 50 năm trở lên. Kiểm kê sơ bộ của các nhà khoa học thì 4 tỉnh có biển nhiễm độc ở miền Trung đã mất đi khoảng 40% diện tích san hô, khoảng 400 ha.Với một quy mô lớn như thế, san hô lại phục hồi rất chậm thì phục hồi nguyên trạng được là khá khó.

“Chưa kể, trong bùn, cát tại các rạn san hô có thể vẫn còn đọng các chất gây ô nhiễm, nên trước khi khôi phục lại cần phải làm sạch các chất độc ở đây thì mới có thể trồng mới. Khôi phục san hô có hai cách, một là để tự phục hồi, như vậy thì rất lâu. Thứ hai là dùng san hô nhân tạo, thảxuống các rạn san hô cũ thì sẽ khiến tốc độ phục hồi nhanh hơn” – ông Hồi nói.

Vị chuyên gia này cho biết thêm. khi có san hô thì các loại cá cũng sẽ vào trú ẩn. Bởi vì san hô cũng giống như ngôi nhà, như một hệ sinh thái, ở đâu có san hô thì các sinh vật biển cũng vào trú ngụ và sinh trưởng.

Về chi phí khôi phục hệ sinh thái biển, ông Nguyễn Chu Hồi cho rằng khó nói 500 triệu USD của Formosa là ít hay nhiều bởi vì chưa biết được cách tính toán thiệt hại.

“Cần phải tính được thiệt hại trước mắt là gì? Thiệt hại lâu dài là gì? Bao nhiêu năm… Thì mới tính ra được tiền đền bù. Đối với những cái không thể hồi phục lại được thì 500 triệu USD không phải là nhiều” – ông Nguyễn Chu Hồi nói.

Đồng tình với những nhận xét của PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, TS Nguyễn Hữu Huân (Viện Hải dương học) cho hay, trước mắt phải kiểm tra xem trong nước có còn tồn tại những hoá chất độc hay không? Nếu còn chất độc thì cần phải khắc phục trước đã. Đồng thời cũng phải kiểm tra trong trầm tích lượng chất độc còn bao nhiêu để khắc phục.

“Nếu nước và trầm tích an toàn rồi thì mới tính đến các biện pháp phục hồi các rạn san hô. Nếu trong trầm tích mà những chất độc kia còn lắng đọng thì mình có phục hồi cũng không có tác dụng” – ông Huân nói.

Tuy nhiên, cũng cần nói thêm, không chỉ san hô 4 tỉnh miền Trung bị hủy diệt vì ô nhiễm mà san hô ở nhiều nơi tại Việt Nam cũng bị suy giảm nghiêm trọng vì nhiều lý do.

Theo thống kê, vùng biển Việt Nam hiện đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Rạn san hô biển tập trung với mật độ cao ở vùng biển Nha Trang, Trường Sa, Hoàng Sa, biển Hòn Mun-Khánh Hòa.

Số liệu thống kê cho thấy, nước ta chỉ còn 1% trong số 1.300km2 rạn san hô dọc bờ biển đang trong tình trạng rất tốt; 26% các rạn san hô trong điều kiện tốt; 41% các rạn san hô trung bình, còn lại 31% là các rạn san hô nghèo.

Ðáng lo ngại, hiện có 96% các rạn san hô trên khắp vùng biển cả nước đang hứng chịu tác động tiêu cực từ các hoạt động khai thác của con người, trong đó gần 75% các rạn san hôcó mức độ rủi ro cao và rất cao bởi tình trạng khai thác thể hiện sự hủy diệt.

Trên phạm vi cả nước, mỗi năm nước ta cũng đang mất hơn 50 tấn san hô do việc khai thác hủy diệt và khai thác vì mục đích kinh doanh, chưa kể mất san hô đen ở các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Trị, Quảng Bình…

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thảm họa Formosa: Cần điều tra mức độ nhiễm độc môi trường trước khi hồi sinh san hô