Báo The Guardian (Anh) ngày 3.8 đưa tin, nhiều tổ chức nhân quyền lo ngại chính quyền quân sự Thái Lan đang tiến hành đàn áp các nhóm phản đối dự thảo hiến pháp mới.

Thái Lan rối ren trước ngày trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp

Cẩm Bình | 03/08/2016, 16:58

Báo The Guardian (Anh) ngày 3.8 đưa tin, nhiều tổ chức nhân quyền lo ngại chính quyền quân sự Thái Lan đang tiến hành đàn áp các nhóm phản đối dự thảo hiến pháp mới.

Ngày 7.8 tới, hơn 80 triệu dân Thái Lan sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dânquyết định tương lai của dự thảo hiến pháp mới.

Nếu kết qủa trưng cầuý dân đồng ý,dự thảo hiến phápsẽ củng cố thêmquyền lực cho quân đội cũng như chínhquyền quân sự đang cầm quyền.

Nhìn chung, dự thảo hiến pháp bị phê phán vì tạo ra khuôn khổ chính trị cho phép quân đội gián tiếp thực thi quyền lực trong giai đoạn tối thiểu5 năm nữa.

Dự thảo hiến pháp sẽ tạo ra hành lang pháp lý choquân đội đảm tráchnhiều quyền hạnmới, như quyền trừng phạt chính phủ và can thiệp trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Tuy nhiên, báo The Guardian ghi nhậntrước khi trưng cầu ýdân diễn ra, chính phủ Thái Lanlại thông qua một đạo luật cấm thực hiện các chiến dịch vận động và tiến hành đàn áp các nhà hoạt động lẫn giới truyền thông.

Vận động trước trưng cầu ý dân sẽ ngồi tù10 năm

Trước thời điểm trưng cầu ý dân 4 tháng, chính phủ Thái Lan đã bất ngờ thông qua một đạo luật trừng phạtbất kì cá nhân nào thực hiện chiến dịch vận động về dự thảo hiến pháp.

Cụ thể, theo điều 61 của đạo luật, đối tượng phổ biến văn bản, hình ảnh, âm thanh sai sự thật về dự thảo hiến pháp sẽ bị phạt tù10 năm.

Ngoài ra, thay vì tổ chức tranh luận công khai, Ủy ban Bầu cử Thái Lan lại chỉ cho đăng bài tóm tắt dự thảo hiến pháp trên các phương tiện truyền thông cũng như phát tờ rơi.

Chiranuch Premchaiporn, người quản lý trang tin Prachatai, đánh giá: "Cuộc bỏ phiếu lần này rất khác so với những lầnbỏ phiếu trước đó”.

Vào tháng 7, một phóng viên của trang Prachatai đã bị bắt vì đưa tin chiến dịch phản đối dự thảo hiến pháp do Phong trào Dân chủ mới tổ chức.

Hai tuần trước, kênh truyền hìnhPeace TVủng hộ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatrađã bị cấm phát sóng trong vòng 30 ngày.

Như vậy, kênh này sẽ không thể đưa tin về cuộc trưng cầu ýdân sắp tới.

Ông Rangsiman Rome (áo trắng) phát truyền đơn phản đối dự thảo hiến pháp - Ảnh: Khaosod English

Đề nghị bỏ đạo luật cấm vận động về dự thảo hiếnpháp

Hồitháng 7, tổ chức Ân xá Quốc tếđã lên tiếng kêu gọi chính phủ Thái Lan bỏ đạo luật cấm các chiến dịch vận động về dự thảo hiến pháp.

Hơn 20 đại sứ của các nước châu Âu, Mỹ và Canada đãratuyên bố chung bày tỏ quan ngại với đạo luật này cũng như với nhiều biện pháp đàn áp khác mà giới cầm quyền Thái đang thực hiện.

Còn theo nhà nghiên cứu Sunai Phasuk thuộc tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, chính phủ Thái “không cho người dânlựa chọn”.

Cũng theo ông Sunai, bài tóm tắt dự thảo hiến phápphát trên các phương tiện truyền thông “mang nặng tính tuyên truyền và thiên vị rõ ràng cho chính phủ cầm quyền”.

Ông nhận xét:“Một mặt thìỦy ban Bầu cử Thái Lanvốn phải giữ vị trí trung lậptuyên truyền cho việc chấp nhận dự thảo hiến pháp,mặt khác thì các chiến dịch phản đối bị đàn áp hằng ngày”.

Bà ChiranuchPremchaiporn, người quản lý trang tin Prachataicũng cho rằng đạo luật cấm vận động đã khiến cho giới truyền thông khóđưa tin về dự thảo hiến pháp cũng như về cuộc trưng cầu ý dân sắp tới một cách hiệu quả.

Bà nói:“Chúng tôi mong muốnchính phủsớm bỏ đạo luật này”.

Vẫn phản đối mặc cho bị đàn áp

Mặc cho nhiều quy định nghiêm ngặt, một số nhà hoạt động vẫn quyết địnhphản đối dự thảo hiến pháp.

BáoThe Guardiandẫn lời Rangsiman Rome, một trong những người lập ra Phong trào Dân chủ mới, cho biết bản thân ông vẫn đang tích cực vận động chống lại dự thảo hiến pháp bất chấp rủi ro bị nhận án tù.

Nói về bản dự thảo, ông Rangsiman đánh giá: “Người dân không được tham gia vào quá trình soạn dự thảo này. Bản dự thảo không đại diện cho người dân mà chỉ đại diện cho Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia. Mục đích của dự thảo là nhằm tăng cường quyền lực cho Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia”.

Do phát truyền đơn phản đối dự thảo hiến pháp, ôngRangsiman và hơn chục nhà hoạt động sẽ phải đối mặt với án 10 năm tù.

Cẩm Bình (theo The Guardian)
Bài liên quan
Thái Lan: Phát hiện 41 thi thể bên trong một tu viện
AFP dẫn lời cảnh sát Thái Lan ngày 24.11 cho biết, Tu viện Pa Nakhon Chaibovorn trên địa bàn tỉnh Phichit đang bị điều tra sau khi chính quyền phát hiện 41 thi thể bên trong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thái Lan rối ren trước ngày trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp