Tổng giám đốc Tập đoàn Pouyen Việt Nam Tsai Wen Tsung cho biết, ông và người lao động đã có khoảng thời gian vô cùng khó khăn, vất vả do đại dịch.

TGĐ Pouyen Việt Nam: 'Chúng tôi và người lao động đã vô cùng vất vả vì đại dịch'

Lam Thanh | 20/08/2022, 11:36

Tổng giám đốc Tập đoàn Pouyen Việt Nam Tsai Wen Tsung cho biết, ông và người lao động đã có khoảng thời gian vô cùng khó khăn, vất vả do đại dịch.

Tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập ngày 20.8, khảo sát của Tập đoàn ManpowerGroup Việt Nam cho thấy trong bối cảnh thị trường lao động bị tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, mức độ phù hợp làm việc từ xa của lao động Việt Nam chỉ chiếm hơn 86%. Điều này dẫn đến việc khả năng đáp ứng của lao động trong điều kiện làm việc mới khá thấp.

Tỷ lệ lao động có kỹ năng tay nghề chỉ chiếm 11%, con số này cho thấy kỹ năng chuyên môn của người lao động còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của DN, nhất là trong bối cảnh hội nhập, đòi hỏi về kỹ năng tay nghề của lao động ngày càng cao.

lao-dong-3.jpg
Hội nghị phát triển thị trường lao động 

Tỷ lệ sử dụng tiếng Anh chỉ chiếm 5%, dẫn đến sức cạnh tranh cảu lực lượng lao động Việt Nam còn hạn chế. Mức lương trung bình tháng của lao động Việt Nam khoảng 300 USD (khoảng 7 triệu đồng), thấp hơn khá nhiều so với lao động trong khu vực (1.992 USD) và thế giới (2.114 USD).

Từ những số liệu trên có thể thấy, lao động Việt Nam gặp khá nhiều hạn chế khi các doanh nghiệp đưa công nghệ mới vào sản xuất, khả năng thích nghi và đáp ứng của lao động còn thấp.

Cũng theo khảo sát của Manpower, có 57% DN đang gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng.

Theo đơn vị này, các cơ sở giáo dục đào tạo cần cải tiến một số chương trình, cần có sự kết nối gần giữa DN với các cơ sở đạo tạo để tạo đầu ra cho sinh viên, kết nối sinh viên với DN ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ngoài ra, DN cần có kế hoạch, chương trình cải thiện tính linh hoạt khi làm việc từ xa của lao động. “Chúng tôi thấy thời gian qua lực lượng lao động chưa quen với việc làm việc từ xa và chưa đủ kỹ năng để đáp ứng được nhu cầu của DN”.

Cũng theo doanh nghiệp này, nếu trước kia lương là yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút lao động thì hiện tại cần nhiều yếu tố để "giữ chân" lao động như chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, cơ hội phát triển kỹ năng và nhiều chính sách linh hoạt khác. DN hiểu chính lao động của mình thì sẽ đáp ứng được nhu cầu của họ.

Tổng giám đốc Tập đoàn Pouyen Việt Nam Tsai Wen Tsung cũng cho biết đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội toàn cầu. Tập đoàn sử dụng nhiều lao động đã phải trải qua một khoảng thời gian đầy thách thức, khó khăn.

Tháng 7.2021, 8 nhà máy tại 5 tỉnh, thành phố đã phải ngừng sản xuất 3,5-4 tháng. Trước khi dừng sản xuất, tổng số lao động tại Việt Nam khoảng 130.000 người, sau khi sản xuất trở lại, số lao động đã giảm 5% so với trước, còn khoảng hơn 123.000 người.

“Chúng tôi cùng với người lao động đã có khoảng thời gian vô cùng khó khăn, vất vả do ảnh hưởng của đại dịch”, ông Tsai Wen Tsung nói.

lao-dong.jpg
Tổng giám đốc Tập đoàn Pouyen Việt Nam Tsai Wen Tsung

Lãnh đạo doanh nghiệp này cũng chia sẻ, sau khi khôi phục hoạt động sản xuất, việc bị thâm hụt 5% số lao động đã tác động rất lớn đối với ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Thêm vào đó, thời đại công nghệ, lao động trẻ có nhiều cơ hội nghề nghiệp, họ có thể tiếp cận gần hơn với các ngành công nghiệp dịch vụ khác nhau. Do vậy ngành sản xuất gia công cũng cần có những bước đột phá thông qua chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ.

Hai vấn đề chính cũng là vấn đề trọng tâm của tập đoàn trong thời gian tới là tự động hóa sản xuất và số hóa thông tin (dữ liệu). Do đó, DN có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn người lao động bản địa có kỹ năng, tay nghề cao trong các lĩnh vực như kỹ thuật khuôn mẫu, tự động hoá, công nghệ thông tin... để cùng hỗ trợ quá trình sản xuất và chuyển đổi số của doanh nghiệp.

DN này đề xuất Chính phủ và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hỗ trợ tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo nghề, bồi dưỡng nguồn lao động chất lượng cao.

“Vấn đề này chúng tôi thấy còn hạn chế ở Việt Nam. Việc đào tạo nhân lực chất lượng cao giúp chúng tôi có thể tăng cơ hội việc làm cho người lao động trong nước”, đại diện DN chia sẻ.

Về dài hạn, ông Tsai Wen Tsung cho rằng giáo dục là hậu thuẫn mạnh mẽ nhất cho sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng các trường đào tạo nghề, kỹ năng chuyên môn và khoa học kỹ thuật là rất quan trọng để tạo nền tảng kỹ thuật cơ bản vững chắc hơn cho ngành sản xuất.

“Chúng tôi hy vọng rằng Chính phủ sẽ đầu tư thêm nguồn lực vào các tỉnh phía nam để có thể tạo ra nguồn lao động có kỹ năng, tay nghề cao để hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở các tỉnh phía nam”, ông Tsai Wen Tsung nêu.

Tại hội nghị, Tổng giám đốc Trường Hải THACO Phạm Văn Tài cũng đề xuất các giải phát phát triển thị trường lao động. Cụ thể là ban hành hệ thống chính sách đồng bộ trong phát triển nguồn nhân lực theo quy hoạch phát triển kinh tế vùng; chú trọng tổ chức hệ thống giáo dục và đào tạo từ trường phổ thông đến đại học và các trường đào tạo nghề theo hướng tiếp cận ngành giáo dục uy tín của khu vực và thế giới; tập trung phát triển nhân lực có trình độ cao để tập trung các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

lao-dong-2.jpg
Tổng giám đốc Trường Hải THACO Phạm Văn Tài

Đồng thời, cần nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí trong nguồn nhân lực. Đặc biệt cần hạn chế tình trạng đào tạo ra không có việc làm, tổ chức đào tạo lại, xây dựng cơ chế hợp tác, phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp; có dự báo xu hướng nhu cầu lao động chính xác trong giai đoạn mới.

Ngoài ra, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, khoa học công nghệ, trung tâm đào tạo nhân tài, từng bước hiện đại hóa theo tiêu chuẩn quốc tế; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp nghiên cứu, đào tạo theo xu thế chuyển đổi số hiện nay.

Ông Tài cũng cho rằng cần ban hành cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp để có thể thu hút ngày càng nhiều chuyên gia nước ngoài, chuyên gia cao cấp đến làm việc, nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao công nghệ và tham gia phục vụ sản xuất nhằm tăng cường khả năng hội nhập quốc tế cho nhân lực Việt Nam.

Bài liên quan
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TGĐ Pouyen Việt Nam: 'Chúng tôi và người lao động đã vô cùng vất vả vì đại dịch'