Tên lửa thông minh "tự chọn mục tiêu địch", sử dụng trí khôn nhân tạo, là một mục tiêu để Nga chạy đua giành ưu thế quân sự nhằm chống lại Mỹ và Trung Quốc, theo các nhà sản xuất vũ khí Nga.

Tên lửa thông minh Nga ‘tự chọn mục tiêu địch’

Trần Trí | 21/07/2017, 20:02

Tên lửa thông minh "tự chọn mục tiêu địch", sử dụng trí khôn nhân tạo, là một mục tiêu để Nga chạy đua giành ưu thế quân sự nhằm chống lại Mỹ và Trung Quốc, theo các nhà sản xuất vũ khí Nga.

Ngày 20.7, Tổng giám đốc Boris Obnosov của Tập đoàn tên lửa chiến thuật Nga nói loại tên lửa thông minh (ông giấu tên) sẽ được giới thiệu trong vài năm tới, lấy cảm hứng từ kình địch quân sự Mỹ.

Tại hội chợ hàng không Moscow (MAKS-2017) hàng năm tổ chức ở căn cứ không quân Zhukovsky, ông Obnosov cho biết ông đã nghiên cứu việc Mỹ dùng tên lửa hành trình “Búa” Tomahawk để đánh đồng minh Nga ở Syria, và tìm cách bắt chước công nghệ hiện đại của Tomahawk (ví dụ nhưkhả năng chuyển mục tiêu ngay lúc đang bay) cho tên lửa Nga.

Theo hãng thông tấn TASS, ông Obnosov nói: “Công việc này đang tiến hành. Đây là một lĩnh vực nghiêm túc, đòi hỏi nghiên cứu kỹ. Cho đến nay đã có vài thành công, nhưng chúng tôi còn phải làm việc nhiều năm nữa để có được kết quả đặc biệt”.

Về mặt kỹ thuật, thì bất kỳ loại vũ khí nào cũng có khả năng tự đưa ra quyết địnhdựa vào những thiết bị cảm ứng và công cụ tương ứng trí khôn nhân tạo,thế nhưng ý tưởng cho một loại vũ khí có quyền chọn mục tiêu là một sáng tạo mới và gây tranh cãi.

Năm 2016, Trung Quốc đi đầu với công nghệ này, trong khi Mỹ lên kế hoạch quân sự hóa trí khôn nhân tạo trong chương trình Tên lửa chống hạm tầm xa.

Đầu năm 2017, cựu tư lệnh không quân Nga Viktor Bondarev nói chiến đấu cơ Nga sẽ được cài tên lửa hành trình sử dụng trí khôn nhân tạođể có thể phân tích tình hình radar và bầu trời, rồi tự chọn cao độ, tốc độ và hướng bay của tên lửa "thông minh".

Tướng Bondarev muốn trang bị tên lửa thông minh chomáy bay ném bom chiến lược thế hệ mới của Nga là chiếc Tupolev PAK DA, vốn được Nga dự tính đưa vào hoạt động từ năm 2023, thay thế phi đội cũ kỹ Tu-95 Gấu, Tu-22M3 và Tu-160.

Theo hãng tin Sputnik, chiếc máy bay ném bom chiến lược mới này sẽ bay chuyến đầu tiên trước năm 2021, khoảng hai năm sau sẽ giao các chiếc đầu tiên cho không quân Nga.

Vì PAK DA thiếu tốc độ siêu thanh, sự bù lấp sẽ là những sáng tạo điện tử và tàng hình, cùng tên lửa có khả năng trí khôn nhân tạo.

Vị tướng Nga nói với báo nhà nước Rossiyskaya Gazeta rằng công trình nghiên cứu đã được bắt đầu từ tháng 2:“Không thể sản xuất một máy bay ném bom mang tên lửa có khả năng tàng hình trước radar và cùnglúc có tốc độ siêu thanh.Đấy là lý do tập trung vào khả năng tàng hình. Chiếc PAK DA sẽ mang tên lửa điều khiển có tầm bay lên tới 7.000 km. Một tên lửa như vậy có thể phân tích tình hình radio-radar và bầu trời rồi tự quyết hướng bay, cao độ và tốc độ. Chúng tôi đã làm việc về tên lửa này”.

Không riêng tên lửa Nga sẽ được tự động hóa. Hồi tháng 5, một lãnh đạo sản xuất vũ khí hàng đầu khác của Nga nói ông muốn áp dụng trí khôn nhân tạo cho “một bầy máy bay không người lái” (UAV).

Tổng giám đốc Armen Isaakyan của Tập đoàn Kronstadt nói dù còn phải mất nhiều thời gian để phát triển, nhưng sẽsản xuất các UAV tự quyết định cho cả hai mục đích quân sự và dân sự.

Cùng ngày 20.7, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh về chiến lược hải quân mới, trong đó xem việc Mỹ và các đồng minh có tham vọng thống trị các vùng biển của thế giới kể cả Bắc cực là một mối đe dọa cho Nga.

Chiến lược có hiệu quả lập tức từ ngày ông Putin ký sắc lệnh, và đây là đường lối cho tương lai hoạt động quân sự Nga cho đến năm 2030, hòa với những tuyên bố trước đây của các sĩ quan hải quân Nga: Moscow ưu tiên phát triển Bắc Cực giàu tài nguyên, vào lúc Mỹ và Canada, Na Uy cũng muốn đòi chủ quyền ở Bắc Cực.

Tài liệu 22 trang này nêu các nước khác đang cố gắng “hạn chế Nga tiếp cận các tài nguyên biển, âm mưu kéo giảm tính hiệu quả của hải quân Nga thông qua những sức ép kinh tế, chính trị, pháp lý và quân sự đối với Nga”.

Tài liệu cũng cảnh báo vào năm 2030 thế giới sẽ là một “môi trường chính trị - quân sự bất ổn, qua việc toàn cầu ngày càng tăng tranh đua, tính đối đầu giữa các trung tâm quyền lực với nhau”.

Nên trong bối cảnh đó, “hải quân Nga là một trong những công cụ hiệu quả nhất để kiềm chế vũ khí chiến lược (hạt nhân và phi hạt nhân) gồm ngăn chặn một cuộc chiến tranh cấp toàn cầu”, theo sắc lệnh có chữ ký của Tổng thống Putin.

Vĩnh Thụy (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tên lửa thông minh Nga ‘tự chọn mục tiêu địch’