Nhận thấy việc học ở trường đang mang nặng tính lý thuyết, thiếu thực hành, học sinh chưa nhận được nguồn thông tin khoa học bổ ích nên hai sinh viên Nguyễn Anh Tuấn và Lương Trung Tiến (năm thứ tư, Trường đại học Ngoại thương Hà Nội) đã cùng nhau sáng lập ra kênh thông tin khoa học Táy Máy Tò Mò với mong muốn thay đổi thực trạng ấy.

Táy máy tò mò nhưng là khoa học

Thu Anh | 28/04/2016, 12:39

Nhận thấy việc học ở trường đang mang nặng tính lý thuyết, thiếu thực hành, học sinh chưa nhận được nguồn thông tin khoa học bổ ích nên hai sinh viên Nguyễn Anh Tuấn và Lương Trung Tiến (năm thứ tư, Trường đại học Ngoại thương Hà Nội) đã cùng nhau sáng lập ra kênh thông tin khoa học Táy Máy Tò Mò với mong muốn thay đổi thực trạng ấy.

Táy Máy Tò Mòra đời vào tháng 3.2015. Cái tên Táy Máy Tò Mò (TMTM) mang ý nghĩa kết hợp giữa lýthuyết và thực hành, đây cũng là hai nội dung video trên Channel YouTube của TMTM. Những video Tò Mò tìm hiểu khoa học còn những video Táy Máy hướng dẫn tự thực hiện thí nghiệm, tự chế tạo ra những đồ vật thú vị.

Từ sân phơi quần áo tại căn nhà trọ

Trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới về ý tưởng của dự án cũng như tên gọi đặc biệt, Nguyễn Anh Tuấn hào hứng chia sẻ: “Bắt nguồn từ thời học sinh của mình- một cậu học sinh luôn đưa ra những câu hỏi “tại sao?” trước những công thức, những lýthuyết được sách giáo khoa giới thiệu và mặc định là đúng. Biệt danh Tuấn Tò Mò có từ đó”.

Khác với Tuấn, Lương Trung Tiến lại có một niềm đam mê mãnh liệt với sáng tạo sáng chế. Cái tên Táy Máy Tò Mò một phần là đại diện cho tính cách của cả hai, đồng thời cũng thể hiện được đúng ý nghĩa học đi đôi với hành của dự án.

Nói về những ngày đầu thực hiện dự án, Tuấn cho biết TMTM bắt đầu ở một sân phơi quần áo tại căn nhà thuê trọ, dụng cụ thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ ghi hình đều rất thiếu thốn.

Nguyễn Anh Tuấn (trái)và Lương Trung Tiến- đồng sáng lập kênh truyền thông khoa học Táy Máy Tò Mò

“Nhận thức của giới trẻ về sự cần thiết về những kiến thức học cũng như kỹnăng áp dụng khoa học vào đời sống còn đang rất hạn chế, các bạn trẻ khi lên mạng thường đắm chìm vào những thông tin, video clip giải trí, do đó thời gian đầu, nhóm chỉ có được sự ủng hộ ít ỏi của những bạn đã có sẵn đam mê khoa học”, Tuấn kể về những khó khăn ban đầu khi thực hiện dự án khoa học dành riêng cho các bạn học sinh.

Nhìn nhận rõ những hạn chế trước mắt trong cách học của học sinh hiện nay cũng như với niềm đam mê khoa học, khám phá những điều mới, hai bạn trẻ đã ngày đêm miệt mài lên ý tưởng để cùng chung tay tạo ra một sân chơi khoa học bổ ích dành riêng cho học sinh cấp 2, cấp 3 với mong muốn các em sẽ được tiếp cận kiến thức khoa học theo một cách truyền cảm hứng nhất, gần gũi nhất, nuôi dưỡng tình yêu sáng tạo, sáng chế trong mỗi em học sinh.

Đến những video khoa học bổ ích, hấp dẫn

“Mong muốn của nhóm là truyền tải kiến thức khoa học cũng như lan tỏa niềm đam mê chế tạo, sáng chế đến với tất cả mọi người thông qua phương tiện gần gũi và thực tế nhất bằng những video clip được đưa lên Channel YouTube Táy Máy Tò Mò”, Tuấn khẳng định.

Cũng theo Tuấn chia sẻ, ở Việt Nam còn có rất nhiều nhà trường không đủ điều kiện cơ sở vật chất để cho các em trực tiếp thực hành thí nghiệm, khi đóviệc quan sát hiện tượng thông qua những video sẽ giúp làm tăng tính trực quan của bài giảng. Những video khoa học, video hóa các thí nghiệm khoa học được sản xuất bởi TMTM còn có thể trợ giúp các thầy cô trong quá trình giảng dạy tại nhà trường.

Các thành viên trong nhóm luôn tìm tòi và tự làm thí nghiệm cho hoàn chỉnh trước khi ghihình

Công cụ chính giúp TMTO thực hiện được sứ mệnh này là những video Tò Mò- tìm hiểu khoa học, phá giải bí ẩn kèm theo những video Táy Máy- chế tạo ra những vật dụng hữu ích cùng với những video mô tả lại những thí nghiệm trong sách giáo khoa trên các lĩnh vực vật lý, sinh học, hóa học.

Theo Tuấn chia sẻ, để thực hiện những video khoa học này, Táy Máy Tò Mò có 15 thành viên, được chia làm 2 bộ phận. Nhóm nội dung phụ trách nghiên cứu kiến thức và xây dựng kịch bản, trong khí đó nhóm phương tiện truyền thông phụ trách phần ghi hình và sản xuất video.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, làm việc Tuấn cùng những cộng sự của mình luôn phải tìm những cách truyền đạt kiến thức gần gũi nhất, thú vị nhất để ngày càng nhiều bạn trẻ quan tâm đến những video của TMTM nói riêng và kiến thức khoa học nói chung

Trong 1 năm hoạt động vừa qua, những video clip khoa học của TMTM đã nhận được rất nhiều sự đón nhận của các bạn trẻ trong nước, Channel YouTube của TMTM đã đạt gần 30.000lượt đăng kýtheo dõi thường xuyên. Ngoài ra, với ý nghĩa đóng góp cho cộng đồng, TMTM đã vinh dự nhận được giải thưởng Người khởi xướng (từ Viện nghiên cứu ISEE) và giải bacuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai.

Với những thành công đạt được từ dự án khoa học bổ ích cho các bạn học sinh nhưng theo Tuấn cũng như những thành viên trong TMTO, sự đón nhận của các bạn trẻ trên mạng internet mới chỉ là một thành công bước đầu ở mảng truyền thông.

Nói về những dự định trong tương lai cũng như hướng đi cho dự án, Tuấn cùng các thành viên trong TMTO khẳng định: “Trong tương lai gần, TMTM mong muốn trở thành một kênh truyền thông về khoa học lớn tại Việt Nam, được phần lớn học sinh, sinh viên biết đến. Đồng thời TMTP cũng sẽ có những dự án mang tính giáo dục nhiều hơn, tác động sâu hơn tới nhận thức của các em nhỏ”.

Thu Anh

Ảnh đại diện: Các thành viên nhóm Táy Máy Tò Mò đang tiến hành quay hình cho thí nghiệm (Nguồn: Nhân vật cung cấp)

Bài liên quan
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải 2024
Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7.12.2024 tại Hà Nội. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí, nghiên cứu môi trường… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện là lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc, đang góp phần phụng sự cho cuộc sống con người.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Táy máy tò mò nhưng là khoa học