Nhằm cạnh tranh với dịch vụ vận chuyển khách bằng ôtô của nước ngoài tại Việt Nam như Grab, Uber, thời gian qua nhiều hãng taxi Việt triển khai ứng dụng gọi xe công nghệ. Tuy nhiên do phần mềm bất tiện, giá cước đắt, taxi công nghệ Việt vẫn rơi vào tình trạng... chẳng ai biết đến.

Taxi công nghệ Việt giá cao lại lạc hậu làm sao cạnh tranh Uber, Grab?

PLO | 02/10/2017, 11:31

Nhằm cạnh tranh với dịch vụ vận chuyển khách bằng ôtô của nước ngoài tại Việt Nam như Grab, Uber, thời gian qua nhiều hãng taxi Việt triển khai ứng dụng gọi xe công nghệ. Tuy nhiên do phần mềm bất tiện, giá cước đắt, taxi công nghệ Việt vẫn rơi vào tình trạng... chẳng ai biết đến.

Vớihành trình 13km, bình thường từ nhà trên phố Nguyễn Du ra bến xe Mỹ Đình (Hà Nội), anh Thành cho biết mình chỉ trả từ 105.000 đến 107.000 đồng cho dịch vụ xe Grab, Uber. Tuy nhiên khi biết nhiều hãng taxi Việt đã triển khai ứng dụng gọi xe công nghệ, sáng 27.9 anh Thành đã tìm kiếm ứng dụng Mai Linh Carcủa hãng taxi Mai Linh để dùng thử.

Tuy nhiên, khi ứng dụng kết nối với lái xe thành công, anh Thành đã không tin vào mắt mình khi hệ thống báo giá cước cho hành trình 13km nói trên là 204.000 đồng, mức này đắt gấp đôi so với giá dịch vụ của Uber, Grab. Do mức phí quá cao nên anh Thành đã vội hủy kết nối, không dùng ứng dụng cho chuyến đi của mình nữa.

Tìm hiểu và đi thực tế thêm ứng dụng của một số hãng taxi vừa được phép tham gia thí điểm xe công nghệ, trong đó có các phầm mềm Thanhcong Car của hãng taxi Thành Công, V.Car của Công ty cổ phầnÁnh Dương (Taxi Vinasun)… chúng tôi đều ghi nhận, giá cước xe công nghệ của các ứng dụng này ngang bằng giá taxi truyền thống, đắt hơn nhiều xe ứng dụng công nghệ nước ngoài.

Vào một số khung giờ cao điểm, ứng dụng của một số hãng còn không vào được. Với ứng dụng của Thanh Cong Car hành khách còn nhận các thông báo “Không có xe”: “Không tìm thấy taxi theo yêu cầu của bạn”...

Từ tháng 1.2016 Bộ GTVT cho phép Công tyTNHH GrabTaxi được phép thí điểm ứng dụng công nghệ trong quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng với xe ôtô dưới 9 chỗ. Để tăng tính cạnh tranh và hành khách có thêm sự lựa chọn, tháng 4.2017, Bộ GTVT đồng ý cho thêm 9 đơn vị được tham gia đề án, bao gồm: Công tyUber Việt Nam (với ứng dụng Uber), Công ty cổ phầnÁnh Dương Việt Nam (ứng dụng V.Car). Công ty cổ phầnVận tải 57 Hà Nội (ứng dụng thành công), Công ty cổ phần Sun Taxi (ứng dụng S.Car)...

Trong các đơn vị Việt Nam được Bộ GTVT chấp thuận cho triển khai xe công nghệ, mới có 4 ứng dụng gồm Mai Linh Car, Home Car, Thanh Cong Car, V.Car là kết nối được.

Đại diện Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, nếutaxi ứng dụng công nghệ Việt có giá cước ngang bằng giá taxi truyền thống và đắt hơn xe công nghệ nước ngoài thì không thể khiến người dùng chấp nhận được. Đây là sự lạc hậu. Nếu không thay đổi, không thích nghi với xu thế mới, vẫn kinh doanh theo kiểu chỉ biết thu tiền, dịch vụ vận chuyển ứngcông nghệ nói riêng và taxi Việt nói chung rất khótồn tại.

Theo PLO
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Taxi công nghệ Việt giá cao lại lạc hậu làm sao cạnh tranh Uber, Grab?