Báo Asia Times đưa tin một tàu ngầm Nga bám theo một tàu ngầm “nước ngoài” suốt nhiều ngày ở vùng biển Bắc cực mà không bị phát hiện, một thành tích được cho là để chào mừng ngày bầu cử tổng thống Nga 2018.

Tàu ngầm Nga áp sát căn cứ Mỹ mà không bị lộ

Trần Trí | 18/03/2018, 14:40

Báo Asia Times đưa tin một tàu ngầm Nga bám theo một tàu ngầm “nước ngoài” suốt nhiều ngày ở vùng biển Bắc cực mà không bị phát hiện, một thành tích được cho là để chào mừng ngày bầu cử tổng thống Nga 2018.

Đoạn video được đài truyền hình Zvezda quay, giới thiệu lực lượng tàu ngầm Nga, chiếu ngày 18.3 nhằm ngày bầu cử tổng thốngmà nhiều khả năng ông Vladimir Putin sẽ lại trúng cử nhiệm kỳ thứ tư (kết quả sẽ được công bố ngày 19.3).

Trả lời phỏng vấn đài Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga, thủy thủ Alexandr Brazgun của chiếc tàu ngầm tấn công lớp Akula nói: “Từ lần liên lạc đầu tiên với tàu ngầm nước ngoài, cuộc bám đuổi của chúng tôi kéo dài nhiều ngày mà không bị phát hiện, quả là một kỷ lục trong thành tích truy vết tàu lạ của hải quân Nga”.

Đấy là diễn biến mới nhất trong cuộc chiến tranh tuyên truyền giữa Nga với phương tây, liên quan đến các hoạt động quân sự ở vùng biển Bắc cực.

Báo Independent Barents Observer không cho biết “tàu lạ” của nước nào, nhưng có thể là một tàu ngầm của NATO. Cuộc phỏng vấn thủy thủ Brazgun vào lúc tàu ngầm Mỹ và đồng minh tăng cường hoạt động gần Vành đai Bắc cực, nhằm sẵn sàng gia tăng căng thẳng với Nga.

Hai tàu ngầm tấn công Connecticut và Hartford (đều chạy bằng hạt nhân) của hải quân Mỹ đang tập trận chung ở gần bắc cực, cùng tàu ngầm Trenchant lớp Trafalgar của hải quân Anh.

Trước đó, chỉ huy hạm đội tàu ngầm lớp Akula của hải quân Nga, ông Sergey Starshinov nói với kênh Zvezda: trong một cuộc tập trận bí mật, tàu ngầm tấn công hạt nhân Shchuka-B lớp Akula đã áp sát một căn cứ quân sự ở bờ biển phía đông nước Mỹ mà Mỹ không hề biết.

Ông Starshinov nói: “Đó là mục tiêu huấn luyện của chúng tôi, đến và rời đi mà không bị radar Mỹ phát hiện”. Nhưng ông lưu ý tàu ngầm không vi phạm lãnh hải Mỹ và vẫn ở vùng hải phận quốc tế.

Thời điểm và địa điểm cuộc tập trận không được tiết lộ. Nhưng theo trang web Vũ khí Nga (Rossiyskoe Orujie) của nhật báo Rossiyskaya Gazeta thân chính phủ, vụ áp sát căn cứ Mỹ của chiếc Shchuka-B xảy ra hồi năm 2013ở Vịnh Mexico, với “nhiều tàu ngầm tự dàn tên lửa vớikhoảng cách phóng tới một căn cứ tàu ngầm chủ lực của Mỹ”.

Trong đoạn video do kênh Zvezda phát, ông Starshinov và người phỏng vấn đi lại giữa hai tàu ngầm cập bờ có tên Báo (Pantera) và Cọp (Tigr).

Theo trang web Vũ khí Nga, chiếc Báo vừa được nâng cấp để có thể phóng tên lửa hành trình 3M-54 Kalibr, còn chiếc Cọp được thiết kế có khả năng tàng hình.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Shchuka-B được biên chế cho Hải quân Liên Xô vào năm 1986. Tàu này còn có thể mang tên lửa Granat, tấn công các mục tiêu dưới nước bằng ngư lôi 553mm và lặn dưới nước liên tục trong 100 ngày.

Một số tàu ngầm thuộc lớp Akula của Nga được cho là đang được hiện đại hóa, trong khi một chiếc loại nàycho Ấn Độ thuê lại.

Không thể rõ hoạt động của chiếc Shchuka-B không bị Mỹ phát hiện, hay Mỹ không quan tâm. Lầu Năm Góc không nói họ có biết cuộc tập trận của tàu ngầm Nga hay không.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung tá Jamie Davis nói với Newsweek: “Chúng tôi công nhận quyền của các nước tự do đi lại ở vùng hải phận quốc tế và thăm các nước mà họ có thỏa thuận. Lực lượng tuần duyên Mỹ và các hạm đội hải quân Mỹ luôn truy vết tất cả các tàu nước ngoài và trong nước, nhưng chúng tôi sẽ không bình luận đặc biệt về những tàu mà chúng tôi có thể truy vết hoặc không”.

Mỹ, Nga và Trung Quốc đang tăng cường sử dụng tàu ngầm, tàu tự hành, bộ cảm ứng và các công nghệ quân sự dưới biểnkhác. Việc này khiến các tài sản an ninh như cáp internet dưới đáy biển, các cơ sở quân sự gần bờ biển trở thànhmột lĩnh vực đáng quan ngại.

Trong một sự cố hồi tháng 7.2017, một cơ sở hải quân Mỹ ở vùng Norfolk (bang) Virginia được khóa chặn, sau khi các thủy thủ chứng kiến điều họ nghĩ là một thợ lặn xâm phạm lãnh hải.

Norfolk là căn cứ của chiếc tàu sân bay hiện đại nhất Mỹ là chiếc Gerald R Ford. Vụ việc xảy ra vào lúc tàu sân bay này vừa trở về căn cứ sau cuộc thử công nghệ phóng và hạ cánh các chiến đấu cơ.

Tuy nhiên, sau cuộc kiểm soát căn cứ, đã có kết luận là các thủy thủ nhìn nhầm, chứ không có thợ lặn nào.

Vĩnh Thụy (theo Asia Times, Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu ngầm Nga áp sát căn cứ Mỹ mà không bị lộ