Giữa tháng 10 vừa qua, tập đoàn vũ khí BAE Systems của Anh mở họp báo công bố ý định thành lập một công ty địa phương tại Nhật Bản. Công ty dự kiến ra mắt vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Tập đoàn vũ khí Anh sẽ giúp Nhật sở hữu bí quyết tàu sân bay

Cẩm Bình | 04/11/2021, 10:06

Giữa tháng 10 vừa qua, tập đoàn vũ khí BAE Systems của Anh mở họp báo công bố ý định thành lập một công ty địa phương tại Nhật Bản. Công ty dự kiến ra mắt vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Phó chủ tịch BAE Systems Thomas Reich nêu ra 2 lý do khiến tập đoàn quyết định lập công ty địa phương.

Thứ nhất là hợp tác quốc phòng Anh - Nhật thời gian gần đây được tăng cường đáng kể. Trên cơ sở chính sách hợp tác an ninh đa phương thúc đẩy bởi cựu Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật tìm đến nhiều đối tác khác ngoài Mỹ – trong số đó có Anh. Hoạt động tiêu biểu cho mối quan hệ quân sự được nâng cao là chuyến ghé thăm căn cứ Yokosuka vào tháng 9 của tàu sân bay Queen Elizabeth, sau đó là điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước.

Ngoài ra, quyết tâm tái xây dựng vị thế toàn cầu sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và củng cố cam kết dành cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Anh cũng góp phần khuyến khích BAE Systems. Tập đoàn với tư cách đơn vị sản xuất vũ khí hàng đầu đảo quốc sương mù ủng hộ chính sách mà chính phủ nước này đang theo đuổi nên quyết định cùng giới chức Anh tăng cường hợp tác với Nhật.

Lý do thứ hai xuất phát từ chính BAE Systems. Tập đoàn xem Nhật cùng Ấn Độ là thị trường chiến lược, hơn nữa việc Nhật đang nỗ lực nâng cao năng lực phòng vệ ở lĩnh vực vũ trụ, không gian mạng, tác chiến điện tử, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) phù hợp với khả năng của BAE Systems. Vì vậy họ xác định đã đến lúc hợp tác nhiều hơn nữa.

japanese_aircraft_carrier_js_izumo.jpg
Nhật hiện chỉ mới có 1 tàu sân bay trực thăng, vừa được nâng cấp để sử dụng được tiêm kích F-35B - Ảnh: Naval News

Công ty tại Nhật trước mắt không có kế hoạch sản xuất khí tài nào nhưng sẽ phụ trách mọi sản phẩm mà BAE Systems xử lý. Họ không chỉ xuất khẩu vũ khí mà còn hợp tác cùng đối tác địa phương thông qua cấp phép sản xuất hoặc liên doanh, công ty thậm chí còn quan tâm đến khả năng phát triển công nghệ mới.

Cũng trong buổi họp báo giữa tháng 10, BAE Systems còn giải thích về sự tham gia của tập đoàn trong dự án đóng tàu Queen Elizabeth – một chỉ dấu cho thấy khả năng BAE Systems hợp tác đóng tàu sân bay cho Nhật.

Vào ngày 3.10, hai tiêm kích F-35B thuộc lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành thử nghiệm cất/hạ cánh trên tàu sân bay trực thăng lớp Izumo đã được nâng cấp. Khi phóng viên trang Naval News hỏi rằng BAE Systems có tham gia gì trong hoạt động này hay không, phó chủ tịch Reich trả lời: “Chúng tôi vui mừng khi thấy thử nghiệm cất/hạ cánh trên JS Izumo gần đây thành công – đặc biệt vì khả năng phối hợp tác chiến cũng là đặc điểm thiết kế chính của tàu Queen Elizabeth. Mặc dù không trực tiếp tham gia đợt thử nghiệm, nhưng chúng tôi hy vọng kiến thức cùng kinh nghiệm của mình sẽ có ích cho Nhật”.

tf35.jpg
Tiêm kích F-35B thử nghiệm cất cánh từ JS Izumo - Ảnh: JMSDF

Dù JS Izumo ngay từ đầu đã được thiết kế để mang được F-35B, nhưng việc vận hành F-35B sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó nếu Nhật dự định đóng 1 tàu sân bay thực sự hoặc tàu tấn công đổ bộ trong tương lai, họ chắc chắn sẽ cần đến dữ liệu từ hoạt động của F-35B trên JS Izumo, ngoài ra còn có thể dựa trên công nghệ lẫn kinh nghiệm đóng tàu Queen Elizabeth từ BAE Systems.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI
19 phút trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tập đoàn vũ khí Anh sẽ giúp Nhật sở hữu bí quyết tàu sân bay