Tập đoàn Vốn quốc tế Trung Quốc cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam và mong muốn đem lại nhiều nguồn vốn quốc tế đến Việt Nam...

Tập đoàn Vốn quốc tế Trung Quốc cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam

Tuyết Nhung | 18/11/2023, 10:19

Tập đoàn Vốn quốc tế Trung Quốc cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam và mong muốn đem lại nhiều nguồn vốn quốc tế đến Việt Nam...

Thông tin này được ông Chu Gang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Vốn quốc tế Trung Quốc (CICC) đưa ra tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng. Thứ trưởng cho biết, Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia láng giềng, lãnh đạo 2 Nhà nước đã khẳng định mối quan hệ vừa là đối tác, vừa là bạn bè dựa trên cơ sở tôn trọng, tin tưởng và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực. Hiện Trung Quốc cũng là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trong quá trình phát triển đất nước, Việt Nam cũng đã học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc.

viet-nam.jpg
Tính đến tháng 8 năm nay, các nhà đầu tư Trung Quốc đã có gần 4.000 dự án ở Việt Nam - Ảnh: IT

Chia sẻ khái quát về tình hình kinh tế của Việt Nam, Thứ trưởng Võ Thành Hưng cho biết, trong những năm gần đây, kinh tế tài chính của Việt Nam được duy trì tương đối ổn định, đặc biệt do tác động của đại dịch COVID-19 vừa qua, chính sách tài khóa của Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ miễn giảm thuế, phí để phục hồi và phát triển kinh tế. Các cân đối lớn của nền kinh tế, đặc biệt là cân đối tài khóa vẫn duy trì ổn định. Đây là yếu tố quan trọng nhằm tạo ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, qua đó tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Năm 2023, trước tác động tình hình thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm hơn so với năm trước, một phần do tác động bối cảnh thị trường toàn cầu, bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam có độ mở rất cao. Tuy nhiên, xu hướng đó đã được cải thiện trong thời gian gần đây. Hi vọng kết thúc năm 2023, kinh tế sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực nhằm tạo nền tảng cho năm 2024 và các năm tiếp theo.

Đối với việc huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế, Thứ trưởng cho biết, hiện nay Việt Nam phần lớn huy động từ nguồn lực trong nước và các khoản vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế. Trong đó, huy động nguồn vốn từ thị trường trong nước chiếm khoảng 80% vốn vay để phát triển.

Thứ trưởng cho biết, thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, và thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP26, cũng như thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia... Vì vậy cần huy động nguồn vốn lớn để thực hiện các mục tiêu này. Trong quá trình này, Việt Nam sẽ tiếp tục tham vấn các tổ chức tài chính quốc tế trong đó có CICC để cân nhắc, lựa chọn khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế nhằm đa dạng hóa nguồn huy động vốn để phục vụ quá trình phát triển kinh tế.

Trước tình hình hiện nay, ông Chu Gang - Giám đốc điều hành CICC khẳng định CICC sẽ cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam và mong muốn đem lại nhiều nguồn vốn quốc tế cũng như cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực ngân hàng, cung cấp kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp, phát hành trái phiếu quốc tế tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới trong thời gian tới nhằm tạo giá trị cộng hưởng cho thị trường tài chính của Việt Nam.

Tính đến tháng 8 năm nay, các nhà đầu tư Trung Quốc đã có gần 4.000 dự án ở Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt 26 tỉ USD, đứng thứ 6/143 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Về thương mại, Trung Quốc luôn là đối tác lớn nhất, thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.

Bài liên quan
CEO Baidu: Việc đua nhau phát triển mô hình AI ở Trung Quốc gây lãng phí rất lớn
Giám đốc điều hành gã khổng lồ tìm kiếm Baidu hôm 15.11 đã cảnh báo việc vội vàng phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn ở Trung Quốc có thể dẫn đến lãng phí tài nguyên rất lớn, đồng thời cho rằng những công ty cần tập trung nỗ lực phát triển ứng dụng thực tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tập đoàn Vốn quốc tế Trung Quốc cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam