Nguồn tin Một Thế Giới xác nhận, sáng 29.3, lãnh đạo Tập đoàn Trung Thủy đã có buổi làm việc với UBND TP.Đà Nẵng liên quan đến dự án Lancaster Nam Ô Resort.
>>Đà Nẵng: Phá hồn làng cổ, quên thời tiền nhân?
>> Lại một khu du lịch được Đà Nẵng cấp phép bít lối đi xuống biển của dân
Cụ thể, bà Dương Thanh Thủy, người sáng lập Tập đoàn Trung Thủy đã có buổi làm việc với UBND TP.Đà Nẵng và các sở ban ngành, địa phương liên quan đến các dự án của tập đoàn này trên địa bàn. Cuộc họp được tổ chức nội bộ không mời báo chí tham dự nên nội dung cụ thể chưa được thông tin.
Tuy nhiên, nguồn tin cho haybuổi làm việc nhằm giải quyết các vướng mắc xung quanh dự án Lancaster Nam Ô Resort đóng tại phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) do Tập đoàn Trung Thủy làm chủ đầu tư.
Dự án Lancaster Nam Ô Resorttrước đó có tên dự án Khu đô thị sinh thái Nam Ô được UBND TP.Đà Nẵng giao cho Công ty cổ phầnThương mại du lịch đầu tư Cù Lao Chàm. Ngày 11.3.2010, UBND TP.Đà Nẵng đã có quyết định chuyển đổi chủ đầu tư này sang cho Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Thủy.
Năm 2010, chủ đầu tư là Công ty cổ phầnTập đoàn Trung Thủy được Đà Nẵng giao đất với diện tích 100.000m2, giá trịhợp đồng là 70 tỉ đồng. Nộp đủ tiền trong vòng 2 tháng, đơn vị này được miễn 10% giá trị. Ngày 24.11.2010, Công ty cổ phần Trung Thủy Đà Nẵng nộp số tiền 63 tỉ đồng do được miễn giảm 10% tiền sử dụng đất.
Trong lõi dự án nghỉ dưỡng này, dày đặc trầm tích văn hóa gắn liền với làng Nam Ô từ xa xưa đến nay
Mặc dù ban đầu là khu đô thị sinh thái, với nhiều hạng mục công cộng, đặc biệt đất dành cho resort, sân golf... chiếm phần lớn, nhưng sau 2 lần điều chỉnh, đất dành cho resort và sân golf đã biến mất.
Cụ thể dự án được điều chỉnh quy hoạch từ hơn 43,2ha xuống còn hơn 36ha. Trong đó, đất khu resort từ hơn 100.000m2giảm xuống còn hơn 64.000m2, đất biệt thự từ hơn 22.000m2tăng lên 40.000m2. Đất ghềnh đá Nam Ô từ 46.000m2điều chỉnh tăng lên 49.000m2...
Mới đây vào ngày 20.3.2018, hàng trăm người dân thôn Nam Ô 1 và Nam Ô 2 đã tập trung phản đối khi Tập đoàn Trung Thủy đã dùng hàng rào sắt bao quanh để chia cắt người dân với mặt biển. Trong khi đó cuộc sống của hàng trăm hộ dân nơi đây chủ yếu nhờ vào việc đánh bắt trên biển.
Sau khi báo chí phản ánh, ngày 22.3, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa đã đi thị sát và yêu cầu tháo dỡ hàng rào sắt này.
Thực trạng các di tích ở làng Nam Ô
Ngày 26.3, Bí thư quận Liên Chiểu, ông Võ Công Chánh đã có văn bản gửi Thường trực Thành ủy, Thường trựcUBND TP.Đà Nẵng đề xuất quy hoạch lại dự án Lancanter Nam ÔResort theo hướng giữ lại các di tích văn hóa và mở lối xuống biển cho dân.
Theo đó, làng Nam Ô thuộc địa phận phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng, nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 13 km về phía tây bắc; phía đông giáp vịnh Đà Nẵng, phía tây giáp với cácxã Hòa Bắc và Hòa Liên (huyện Hòa Vang), phía bắc cận sông Cu Đê và phía nam giáp với làng Xuân Thiều.
Làng Nam Ô hình thành cùng với quá trình mở đất phương nam của cha ông ta. Trải qua nhiều thế kỷ, nơi đây đã hình thành nên hệ thống di tích lịch sử, tâm linh có giá trị. Trong vệt giải tỏađể xây dựng khu du lịch sinh thái Nam Ô có đi ngang qua các di tích thờ phụng mà nhân dân và các chư phái tộc làng Nam Ô đang gìn giữ.
Miếu âm linh làng Nam Ô (dinh Cô hồn)
Dinh Cô Hồn còn được gọi là miếu Âm linh. Dinh Cô hồn tọa lạc tại địa phận tổ 35, khối phố Nam Ô 2, phường Hòa HIệp Nam; nằm về phía đông khu dân cư, sát bên phải lăng Ông Ngư. Dinh Cô hồn ở cuối đường chạy xuyên qua làng bằng bê tông nên đường đi đến di tích rất thuận lợi. Đi bằng ô tô, xe máy thì từ trụ sở UBND phường Hòa Hiệp Nam ra hướng bắc chừng 500m rẽ phải cổng khối phố có đường kiệt rộng dẫn vào đường làng chạy thẳng ra hướng đông đến cuối đường sát biển thì đến di tích.
Theo các cụ trong Hội Người cao tuổi địa phương hiện nay, qua ngôn truyền nhiều thế hệ bô lão trong làng thì có 2 sự kiện lịch sử đáng chú ý hình thành nên di tích dinh Cô hồn: Trong các trận chiến chống quân Pháp đánh cửa biển Đà Nẵng vào các năm 1858, 1859, 1862, quân lính triều đình của 2 đồn Nam Ô và Tấn biển Cu Đê và dân binh địa phương tử trận rất nhiều, nên triều đình vua Tự Đức sau đó đã sắc dụ cho các dân xã lập âm linh để tưởng nhớ tử sĩ trận vong. Thời vua Thành Thái (1889 - 1907) khi lên ngôi đã sắc dụ cho các nơi lập Âm Hồn đàn để tưởng vọng các tử sĩ đã bỏ mình trong biến cố thất thủ kinh đô năm 1885. Miếu Âm Linh của làng theo đó được tôn tạo.
Miếu Âm Linh sau này dân làng mở rộng đối tượng thờ thập loại chúng sinh, cô hồn phiêu phương không nơi nương tựa và các âm hồn xiêu mồ lạc nấm của chư phái tộc họ trong làng. Đối tượng thờ mang thuộc tính nhân văn sâu sắc của di tích Dinh Cô Hồn phù hợp với tinh thần uống nước nhớ nguồn tri ân tử sĩ vì nước quên thân, tinh thần nhân đạo truyền thống của dân tộc.
Di tích dinh Cô Hồn là một trong các di tích có giá trị văn hóa lịch sử nhất định, bởi lẽdi tích gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm (lý do khởi dựng), với sinh hoạt văn hóa tinh thần (tín ngưỡng tâm linh truyền thống) thể hiện tính nhân văn, tinh thần nhân đạo của dân làng Nam Ô.
Dinh Cô Hồn có giá trị lịch sử, tính nhân văn, tinh thần nhân đạo truyền thống đối với chiến sĩ trận vong trong các trận đánh ngự địch phòng biên chống giặc ngọai xâm trên đất Nam Ô trong lịch sử, đối với các cô hồn trong thập loại phiêu phương không nơi nương tựa.
Di tích còn là tụ điểm liên kết cộng đồng mang ý nghĩa truyền thống linh thiêng của dân làng Nam Ô.
Làng Nam Ô bị đập phá, để lại trơ trọi các dinh, miếu có từ xa xưa
Lăng Ông Nam Ô (lăng Ông Ngư)
Theo ngư dân truyền lại, lăng Ông Ngư ở Nam Ô được xây dựng từ thời Vua Gia Long yên định cơ đồ (1802). Lúc đầu lăng có kiến trúc như sườn gỗ, tường đá trátvôi vữa, mái lợp lá kè; đến năm Tự Đức thứ 4 (1851) lăng được tôn tạo to đẹp hơn.
Năm Bảo Đại thứ 10 (1935), lăng được làm mới, mái lợp ngói âm dương, từ đó đến nay lăng được sửa chữa gia cố nhiều lần nhưng vẫn giữ được vẻ cổ kính, tôn nghiêm, nằm trên khuôn viên rộng chừng 360m2, cách mép nước biển khoảng 50m ở khu vực tổ 35, phường Hòa Hiệp Nam.
Lăng là nơi cất giữ hài cốt cá ông đã được cải táng. Cách lăng Ông khoảng 300m về phía nam là mộ Cá Voi. Tương truyền cá voi sau khi bị lụy trôi dạt vào bờ được người dân mai táng, sau 3 năm họ mang hài cốt cá ông đến chỗ lăng Ông để thờ cúng.
Là vùng đất được bao bọc bởi núi, sông hùng vĩ, biển cả bao la, Nam Ôđược xem là nơi có phong cảnh hữu tình, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc địa phương. Sắc màu văn hóa ấy đã được thể hiện sinh động trong lễ hội cầu ngư. Lễ hội là niềm mong ước, là khát vọng của người dân được thần Nam Hải che chở. Đó là sự tín ngưỡng thiêng liêng của người dân nơi đây được truyền qua bao thế hệ. Lễ hội cầu ngư cũng đã và sẽ mãi tôn tạo trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân vùng biển dù cuộc sống có trải qua bao thăng trầm và khó khăn trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển.
Miếu Bà Liễu Hạnh
Miếu Bà Liễu Hạnh hiện tọa lạc tại địa phận tổ 37, khu phố Nam Ô 2/1, phường Hòa Hiệp Nam; nằm về phía bắc khu dân cư, sát mé nam chân núi gành Nam Ô, cách đường Nguyễn Lương Bằng 300m về hướng đông.
Miếu Bà Liễu Hạnh xây dựng năm 1602 gắn với tục thờ mẫu của cư dân Đại Việt trên vùng đất mới, được nhân dân làng Nam Ô lưu truyền nhiều đời qua sự tích mà các nhà nghiên cứu thời nay đã xác nhận. Bà Chúa Liễu Hạnh nằm trong tín ngưỡng đặc biệt của dân tộc là tục thờ “tứ bất tử” (bốn người không chết): Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh.
Theo truyền lại, Bà Chúa Liễu Hạnh sinh năm 1557 vào thời vua Lê Anh Tông mới lên ngôi, vốn là người con gái quê ở xã Vân Cát, huyện Vụ Bản, Nam Định. Tương truyền bàlà công chúa con trời, 3lần từ bỏ cuộc sống đầy đủ trên thiên đình, xin vua cha xuống trần gian sống cuộc đời của một người phụ nữ bình dị với khát vọng tự do, hạnh phúc. Bà đã nhập thế đi chu du khắp nơi, kịp thời cứu giúp nhân dân gặp phải tai ương, khổ nạn. Người đương thời tôn sùng như một Phật Bà sống giữa trần gian, gọi một cách thành kính là Thánh Nữ, một cách dân giã là Bà Chúa Liễu.
Tôn hiệu thế tục đã gọi Bà Chúa Liễu Hạnh là: Chúa Tiên Thần Nữ, Tam Tòa Thánh Mẫu, Hòa Đại Vương và Cao Các Quảng Độ Thượng Đẳng Thần.
Tục thờ Bà Chúa Liễu Hạnh trong “tứ bất tử” là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc ta nói chung, Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh là công trình thờ phụng cụ thể hóa tín ngưỡng tâm linh của dân làng Nam Ô nói riêng. Đó là tinh hoa chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử, biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng, là chỗ dựa tâm linh trên vùng đất mới bao đời, để vươn tới khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc.
Theo ông Võ Công Chánh và lãnh đạo quận Liên Chiểu, trong quá trình xây dựng, nhân dân ta ngày xưa đã rất thận trọng khi chọn thế đất phù hợp với phong thủy. Nhằm bảo tồn tín ngưỡng tâm linh truyền thống mà nhân dân và các chư phái tộc làng Nam Ô đang gìn giữ; do lịch sử mảnh đất Nam Ô có ý nghĩa rất lớn, nơi đây có hệ thống di tích lịch sử khá phong phú nên việc phát triển du lịch sinh thái làng Nam Ô nên gắn liền với du lịch tâm linh; nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tốt hơn, Thường trực Quận ủy đề xuất giữ lại vị trí hiện trạng các di tích có ý nghĩa nói trên. Đề xuất của Thường trực Quận ủy Liên Chiểu đã được sự thống nhất giữa Tập đoàn Trung Thủy và UBND quận tại cuộc họp sáng ngày 26.3.2018.
Do đó, lãnh đạo quận Liên Chiểu đề nghị Thường trực Thành ủy chỉ đạo UBND thành phố quy hoạch lại dự án khu sinh thái Nam Ô, chừa lại lối đi để người dân đến chăm sóc, giữ gìn các di tích và du khách đến thăm quan.
Lê Đình Dũng