Ở kịch bản tích cực, các chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng 6,8 - 7,4%, lạm phát nằm trong khoảng 3,5 - 3,8%.

Tăng trưởng kinh tế 2023 dưới góc nhìn chuyên gia

Lam Thanh | 24/09/2023, 15:15

Ở kịch bản tích cực, các chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng 6,8 - 7,4%, lạm phát nằm trong khoảng 3,5 - 3,8%.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại từ cuối năm 2022 đến nay và những khó khăn, thách thức mới xuất hiện nhiều hơn là cơ hội, nặng nề hơn so với dự báo.

Các chuyên gia cho rằng thời kỳ "họa vô đơn chí" này đã khiến Việt Nam gặp nhiều bất thường, bấp bênh và rủi ro hơn - điều mà giới kinh doanh vẫn gọi là thế giới VUCA (biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ).

Trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng mức tăng trưởng kinh tế 3,72% trong 6 tháng đầu năm 2023 là chỉ số rất thấp trong hàng chục năm nay.

“Với 3 động lực chính là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2023 được dự báo sẽ tăng trưởng thuận lợi hơn so với nửa đầu năm cho dù vẫn còn nhiều khó khăn, ông Thịnh nói.

thinh-3.jpeg
Kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cũng đánh giá việc Chính phủ thực hiện hàng loạt các giải pháp quyết liệt, cả chính sách tài khóa và tiền tệ như giảm thuế giá trị gia tăng, miễn giảm 36 loại phí, lệ phí; giãn, hoãn tiền nộp thuế, tiền thuê đất… hay việc Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần hạ lãi suất điều hành… đã có tác động tích cực đến nền kinh tế.

Ngoài ra, từ tháng 7.2023 xuất khẩu hàng hóa đã tăng lên, vốn đầu tư công được giải ngân tốt hơn, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện ổn định, cầu tiêu dùng trong nước được cải thiện rõ nét… thì khả năng hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,5% mà Quốc hội và Chính phủ đề ra có thể đạt được.

Ông Thịnh đưa ra 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2023 như sau:

Kịch bản 1: Trong bối cảnh các cân đối vĩ mô vẫn giữ ổn định, VND ổn định với USD, các điều kiện không phải quá tốt, thực hiện ở mức bình thường như: xuất nhập khẩu tăng trưởng khoảng 10% trở lại, đầu tư công giải ngân không được cao, chậm trễ đến tháng cuối năm mới giải ngân được; chỉ số tiêu dùng trong nước có tăng nhưng ở mức thấp 10 - 12%; đầu tư nước ngoài không tăng trưởng mạnh hơn; giá cả tiêu dùng trên thế giới với một số mặt hàng như xăng dầu tăng ở mức cao hơn, lấy mức dầu thô tăng vượt mốc 85 USD/thùng, thì mức tăng trưởng kinh tế có thể đạt 6,3 - 6,7%, lạm phát nằm trong khoảng 3,3 - 3,5%. Tăng trưởng kinh tế năm 2024 có thể đạt mức 6,5% - 7% GDP.

Kịch bản 2: Nếu thực hiện tốt tất cả các động lực tăng trưởng, đó là tăng trưởng xuất khẩu đạt 18 - 20% từ nay đến cuối năm, giải ngân đầu tư công tháng 8, 9 nhanh, đạt 75 - 80% trong quý 3, vòng lan tỏa của giải ngân đầu tư công tốt hơn; chỉ số tiêu dùng trong nước đạt mức như năm 2022 (khoảng 19,5%); đầu tư nước ngoài thực hiện tốt; các vấn đề an sinh xã hội được giả quyêt tốt; giá dầu thô vẫn giữ ở mức 70 - 85 USD/thùng và các chi phí khác không tăng quá cao thì Việt Nam vẫn hoàn toàn có thể đạt được mức tăng trưởng 6,8 - 7,4%, lạm phát nằm trong khoảng 3,5 - 3,8%. Tăng trưởng kinh tế năm 2024 có thể đạt mức 7,0% - 7,5% GDP.

thinh-1.jpeg
Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh

Còn theo TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng của BIDV, tăng trưởng GDP năm 2023 dự báo theo kịch bản cơ sở là 5,2 - 5,5%. Với kịch bản tiêu cực là kinh tế thế giới suy thoái nặng hơn, tận dụng được ít các cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới, tăng trưởng dự báo là 4,4 - 4,5%.

Tuy nhiên, theo ông Lực, với kịch bản tích cực là kinh tế thế giới sớm phục hồi, và khai thác được các động lực tăng trưởng mới (như chuyển đổi số, đẩy mạnh liên kết vùng với việc thúc đẩy 2 động lực chính là Hà Nội và TP.HCM) tăng trưởng có thể đạt 5,5 - 6%.

Đối với năm 2024 và 2025, theo kịch bản cơ sở, dự báo tình hình kinh tế thế giới từng bước phục hồi, lạm phát được kiếm chế và dần về mức dưới 3% năm 2025, khi đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt khoảng 6% năm 2024 và 6,5% năm 2025. Tuy nhiên, nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới thì mức tăng trưởng có thể cao hơn.

thinh-2.jpeg
TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV

Tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023 vừa diễn ra, ông Alexander Bohmer, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho hay, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay dự báo gặp khó khăn, do đó hạ dự báo GDP xuống 4,9%, dự kiến tăng lên 5,9% vào năm 2024.

Vài tháng trước, các tổ chức quốc tế cũng đều điều chỉnh dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay. Như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hạ dự báo GDP Việt Nam năm 2023 xuống 5,8% từ mức 6,5% đưa ra trước đó.

Tương tự, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng UOB cũng đều hạ tăng trưởng Việt Nam năm nay 0,8-1,1% so với dự báo hồi đầu năm, lần lượt 4,7% và 5,2% do những áp lực lớn từ tổng cầu bên ngoài giảm mạnh, tác động đến xuất khẩu.

Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra, kinh tế 6 tháng đầu năm nay tăng 3,72% - thấp nhất trong 12 năm trở lại đây. Để đạt mục tiêu GDP tăng 6,5% năm nay, hai quý còn lại tăng trưởng phải đạt khoảng 9%.

Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng trưởng kinh tế 2023 dưới góc nhìn chuyên gia