Mới đây, nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy việc kéo dài thời gian giữa các mũi tiêm vắc xin Pfizer có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại COVID-19
Nghiên cứu này có thể giúp cung cấp thêm thông tin về các chiến lược tiêm chủng vắc xin chống lại biến chủng Delta vốn đang làm giảm hiệu quả của vắc xin nếu chỉ được tiêm một mũi, còn nếu tiêm đầy đủ 2 mũi hiệu quả sẽ tăng cao.
Các tác giả nghiên cứu của Đại học Oxford cho biết: “Sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin, nồng độ kháng thể cao gấp đôi nếu như khoảng thời gian giữa 2 mũi lâu hơn”.
Các kháng thể trung hòa được cho là đóng một vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch chống lại COVID-19, nhưng không phải là hoàn toàn, các tế bào T cũng đóng một phần vai trò.
Nghiên cứu cho thấy mức độ tế bào T tổng thể thấp hơn 1,6 lần nếu khoảng cách giữa 2 mũi tiêm từ 3 - 4 tuần, nhưng tỷ lệ này sẽ cao hơn ở khoảng cách dài, giúp hỗ trợ miễn dịch dài hạn.
Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh rằng một trong 2 cách dùng vắc xin để tạo ra kháng thể mạnh và phản ứng tế bào T được nghiên cứu trên 503 nhân viên y tế.
Các phát hiện này ủng hộ quan điểm rằng mặc dù mũi vắc xin thứ 2 là cần thiết để bảo vệ cơ thể con người trước biến chủng Delta nhưng việc kéo dài thời gian tiêm mũi 2 có thể cung cấp khả năng miễn dịch lâu bền hơn,
Vào tháng 12, nước Anh đã kéo dài khoảng cách giữa các mũi vắc xin lên 12 tuần mặc dù Pfizer cảnh báo rằng không có bằng chứng nào chứng minh cho việc nên kéo dài khoảng cách hơn 3 tuần.
Anh hiện khuyến nghị khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8 tuần để cơ thể con người tạo ra hệ miễn dịch chống lại biến chủng Delta nhanh hơn. “Tôi nghĩ 8 tuần là khoảng thời gian tuyệt vời”, Susanna Dunachie, trưởng nhóm nghiên cứu nói với Reuters.
Phát hiện mới này có thể giải tỏa phần nào sự lo lắng của các quốc gia đang khan hiếm nguồn cung vắc xin và phải trì hoãn tiêm mũi thứ 2 cho người dân.