Thông điệp của Ngày Khí tượng thế giới 23.3.2023 khẳng định giá trị của thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước đối với xã hội.

Tăng cường khả năng cảnh báo sớm, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

Thu Anh | 23/03/2023, 13:50

Thông điệp của Ngày Khí tượng thế giới 23.3.2023 khẳng định giá trị của thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước đối với xã hội.

Ngày Khí tượng thế giới 23.3.2023 đươc Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phát động với chủ đề “The Future of Weather, Climate and Water across Generations” - chủ đề tuyên truyền của Việt Nam là: “Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau”.

Thông điệp này khẳng định giá trị của thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước đối với xã hội; đồng thời kêu gọi trách nhiệm của mỗi cá nhân trên thế giới cần thể hiện vai trò, trách nhiệm trước cuộc sống hiện tại và tương lai nhằm chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động suy thoái môi trường.

Đây cũng là dịp tôn vinh những đóng góp của các cơ quan khí tượng thủy văn trên khắp thế giới đối với việc bảo vệ tính mạng và tài sản của con người trước tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu.

ngay-khi-tuong-the-gioi.jpg
Chủ đề của Ngày Khí tượng thế giới 23.3.2023

Trong thông điệp về Ngày Khí tượng thế giới 23.3.2023, Tổng thư ký của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) nhấn mạnh năm nay là dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Tổ chức Khí tượng quốc tế (IMO), tiền thân của WMO.

Trong suốt 150 năm qua, các cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia đã thu thập và chuẩn hóa dữ liệu làm cơ sở cho dự báo thời tiết mà chúng ta đang thụ hưởng. Lịch sử trao đổi dữ liệu của WMO là một câu chuyện thành công về hợp tác trong khoa học bảo đảm an toàn tính mạng và sinh kế của người dân.

Người đứng đầu WMO cũng nhắc tới tầm quan trọng của hệ thống cảnh báo sớm cho mọi người. Hệ thống này sẽ là động lực định hướng thúc đẩy khả năng cảnh báo sớm nhằm bảo đảm trong vòng 5 năm tới, tất cả người dân trên thế giới đều được bảo vệ bởi các hệ thống cảnh báo sớm.

Tại buổi lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết Việt Nam nằm trong Nhóm các quốc gia dễ bị tổn thương nhất, theo báo cáo “Biến đổi khí hậu 2022: Tác động, Thích ứng và Tình trạng dễ bị tổn thương” do Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu thực hiện.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh nông nghiệp và an ninh lương thực, các hệ sinh thái tự nhiên, tài nguyên nước, sức khỏe cộng đồng... đang đối mặt trước những thách thức của thiên tai bất thường, thời tiết cực đoan và ngày càng khó dự đoán.

Để giải quyết tốt những thách thức nêu trên, trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Ngoài ra, ngành đã tích cực triển khai xây dựng Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai công tác dự báo khí tượng, thủy văn chi tiết đến cấp huyện. Cung cấp kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo về hiện tượng thời tiết nguy hiểm phục vụ công tác chỉ đạo phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

tang-cuong-kha-nang-du-bao-som-chu-dong-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau.jpg
Thông điệp khẳng định giá trị của thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước đối với xã hội - Ảnh: Internet

Đối với lĩnh vực biến đổi khí hậu, tiếp tục triển khai Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20.7.2020 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, chú trọng vào các giải pháp ưu tiên đối với các lĩnh vực và khu vực dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, thực thi các cam kết của Việt Nam tại COP26 và COP27 trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết các thách thức toàn cầu; cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, có một số cách để quan tâm Ngày Khí tượng thế giới, trong đó có việc dõi theo kênh thời tiết địa phương để biết thời tiết hàng ngày tại nơi mình sinh sống. Theo dõi lịch của WMO được cập nhật trên trang web của tổ chức này và có thể tải xuống miễn phí…

Ngoài ra, chiến dịch giờ Trái đất năm 2023 được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “The Biggest Hour for Earth” - “Thời khắc quan trọng cho Trái đất”.

Thông điệp nhằm nhấn mạnh đây là thời điểm chúng ta cần thay đổi, thúc đẩy mạnh mẽ hơn để đảm bảo các mục tiêu toàn cầu về đa dạng sinh học; kêu gọi toàn thể cá nhân, cộng đồng cùng hành động để thích nghi và thay đổi tiến trình biến đổi khí hậu, hướng tới phục hồi thiên nhiên và đa dạng sinh học trong thập kỷ này, chống lại tình trạng suy giảm môi trường sống.

Đây là điều kiện tiên quyết để tăng cường sức khỏe, sự đa dạng phong phú của các loài, quần thể và hệ sinh thái. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm thực hiện hóa các mục tiêu của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 27 (COP27), sử dụng năng lượng bền vững và hướng tới tương lai 100% năng lượng tái tạo.

Bài liên quan
Xe điện hoạt động ở Nam cực gặp khó vì biến đổi khí hậu
Năm 2009, Hoàng tử Vương quốc Monaco Albert II đề nghị hãng Venturi thiết kế một chiếc xe điện (EV) chịu được cái lạnh khắc nghiệt ở Nam cực.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng cường khả năng cảnh báo sớm, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu