Theo chuyên gia Kendra Schaefer, các động thái gần đây của chính quyền ông Tập Cận Bình nhằm điều chỉnh những gã khổng lồ công nghệ (Big Tech) Trung Quốc là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của nước này để trở thành một siêu cường về công nghệ.

Tấn công Alibaba và Big Tech Trung Quốc, chính quyền ông Tập Cận Bình toan tính gì?

Nhân Hoàng | 11/01/2021, 13:08

Theo chuyên gia Kendra Schaefer, các động thái gần đây của chính quyền ông Tập Cận Bình nhằm điều chỉnh những gã khổng lồ công nghệ (Big Tech) Trung Quốc là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của nước này để trở thành một siêu cường về công nghệ.

Giống Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc đang tìm cách điều chỉnh lĩnh vực công nghệ trong nhiều hạng mục, từ bảo vệ dữ liệu đến chống độc quyền. Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc đã phát triển, phần lớn không bị cản trở bởi các quy định và trở thành những hãng lớn nhất trên thế giới.

Có một số quy định đã có hiệu lực hoặc đang được áp dụng.

Vào tháng 11.2020, Ngân hàng trung ương Trung Quốc và các cơ quan quản lý đã phát hành dự thảo quy tắc về cái gọi là cho vay vi mô, gồm cả các điều khoản như yêu cầu về vốn với các công ty công nghệ cung cấp các khoản vay.

Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường ở Trung Quốc (SAMR) cũng đã công bố các quy tắc dự thảo nhằm ngăn chặn các hoạt động độc quyền của các nền tảng internet. Đây là một trong những đề xuất sâu rộng nhất ở Trung Quốc nhằm điều chỉnh các công ty công nghệ lớn (Big Tech).

Tháng trước, SAMR cho biết đã bắt đầu điều tra Alibaba về các hoạt động độc quyền.

Vào tháng 10.2020, Trung Quốc đã phát hành dự thảo luật bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm điều chỉnh cách các công ty xử lý dữ liệu người dùng.

Tất cả những quy định này là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Trung Quốc nhằm trở thành cường quốc công nghệ toàn cầu lớn, theo Kendra Schaefer (chuyên gia người Mỹ), đối tác của Trivium China - công ty nghiên cứu có trụ sở tại Bắc Kinh.

“Sau tất cả những điều này, tôi nghĩ rằng Trung Quốc hiểu rằng nếu họ muốn trở thành một siêu cường công nghệ... thì phải đặt một nền tảng quy định vững chắc”, Kendra Schaefer nói với kênh tin tức CNBC (Mỹ).

Trung Quốc phải đặt nền tảng đó theo cách điều chỉnh hoạt động của công ty, nhưng cũng phải đặt nền tảng đó về mặt dữ liệu. Trên thực tế, dữ liệu có thể là quy định quan trọng nhất mà họ phải chỉ định. Tất cả những điều này đều là nền tảng và thực sự chỉ là thiết lập một khuôn khổ, một bàn đạp để từ đó Trung Quốc có thể phát triển và tiến lên nhanh hơn”, Kendra Schaefer nhận định.

Trung Quốc dường như đã có lập trường cứng rắn hơn với các công ty công nghệ trong nước gần đây. Vào tháng 11, các nhà quản lý buộc Ant Group, chi nhánh tài chính của Tập đoàn Alibaba, tạm dừng kế hoạch cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất thế giới trị giá 37 tỉ USD, trong khi công ty của tỷ phú Jack Ma đối phó với các thay đổi về quy định.

Động thái này diễn ra sau khi Jack Ma, một trong những doanh nhân thành công nhất Trung Quốc, đã chỉ trích các cơ quan quản lý tài chính và các ngân hàng quốc doanh nước này trong một bài phát biểu mang tính gây hấn ở thành phố Thượng Hải hôm 24.10.2020. Những lời kêu gọi của Jack Ma về cải cách một hệ thống mà theo ông là đang kìm hãm sự đổi mới kinh doanh đã khiến các nhà lãnh đạo Chính phủ Trung Quốc vô cùng tức giận vì họ coi bài phát biểu này tấn công vào quyền lực của Đảng Cộng sản nước này. Xem chi tiết tại đây.

Sau phát biểu này, Jack Ma bị triệu tập đến cuộc họp kín hôm 2.11.2020 với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và ba nhà quản lý tài chính hàng đầu khác rồi biến mất bí ẩn.

Ant Group điều hành Alipay, một trong hai hệ thống thanh toán trực tuyến thống trị ở Trung Quốc cùng WeChat Pay.

toan-tinh-cua-chinh-quyen-ong-tap-can-binh-sau-viec-tan-cong-alibaba1222.jpg
Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 37 tỉ USD của Ant Group bị Chủ tịch Tập Cận Bình đình chỉ

Tháng 12.2020, Alibaba và hai công ty khác đã bị phạt vì không khai báo chính xác với nhà chức trách về các thương vụ mua lại trong quá khứ. Song, điều này không có nghĩa là Trung Quốc đang đối đầu với các nhà vô địch công nghệ của họ, theo Emily de La Bruyere - đồng sáng lập công ty tư vấn Horizon Advisory (Úc).

Các công ty công nghệ đa quốc gia này được xác định là động lực thúc đẩy mà Trung Quốc sử dụng để mở rộng chiến lược thông tin và tiêu chuẩn của mình trên toàn cầu. Điều đó sẽ không thay đổi. Chúng ta sẽ không thấy Trung Quốc chống Big Tech theo cách mà Mỹ có vẻ làm như vậy. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ đảm bảo rằng Big Tech hành động theo các quy tắc và quy định của họ, kết nối với các nền tảng của họ và phục vụ các chiến lược của họ”, Emily de La Bruyere chia sẻ với CNBC qua email.

Quy định công nghệ của Mỹ, EU

Không chỉ Trung Quốc mang lại những thay đổi sâu rộng về quy định công nghệ, EU có lẽ là khu vực quyết liệt nhất trên thế giới về vấn đề này. Quy định chung về bảo vệ dữ liệu mang tính bước ngoặt đã được phê duyệt vào năm 2016, nhằm đưa ra các quy tắc về cách xử lý dữ liệu của người dùng.

Vào tháng 12, EU đã giới thiệu Đạo luật thị trường kỹ thuật số và Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số nhằm mục đích đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn với hành vi của những gã khổng lồ công nghệ trong một số lĩnh vực.

Mỹ vẫn chưa có cách tiếp cận tương tự với luật pháp trên phạm vi rộng xung quanh các lĩnh vực như dữ liệu.

Chúng ta chưa có quy định tốt về dữ liệu ở Mỹ. Vì vậy, chúng ta không có nền tảng đó, những nguyên tắc cơ bản cơ bản mà chúng ta có thể điều chỉnh, không chỉ các công ty trong nước mà cả các công ty nước ngoài mới đến. Tôi nghĩ rằng chúng ta không có chính sách dữ liệu cơ bản, đó là một trong những lý do mà chúng ta đang áp dụng phương pháp tiếp cận phân tán kỳ lạ này để cố gắng kiểm soát các ứng dụng Trung Quốc như TikTok, nhắm mục tiêu vào các công ty Trung Quốc cụ thể vì chúng ta không có quy định chung”, Kendra Schaefer của Trivium China chia sẻ.

Kendra Schaefer đang đề cập đến câu chuyện đang diễn ra về việc Mỹ cố gắng khiến Tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) bán các hoạt động của TikTok ở Mỹ.

Bài liên quan
Trung Quốc làm điều chưa có chống lại Alibaba của tỷ phú Jack Ma
Cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc hôm 24.12 công bố cuộc điều tra chống độc quyền với Alibaba, công ty công nghệ lớn nhất nước, 1 tháng sau khi nhà chức trách tạm dừng đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 37 tỉ USD của Ant.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tấn công Alibaba và Big Tech Trung Quốc, chính quyền ông Tập Cận Bình toan tính gì?