Tính đến 22 giờ ngày 21.3, Ý có 47.021 ca dương tính với nCoV, trong đó 4.032 người chết. Đến nay, Trung Quốc có 81.008 ca nhiễm nCoV nhưng chỉ 3.255 chết. Như vậy, tốc độ lây lan và tử vong vì nCoV ở Ý cao hơn gấp nhiều lần Trung Quốc. Nguyên nhân vì sao?

Tâm thư cảnh báo cả thế giới, nêu nguyên nhân Ý có nhiều người chết nhất vì nCoV

Phạm Hồng Quân | 21/03/2020, 22:34

Tính đến 22 giờ ngày 21.3, Ý có 47.021 ca dương tính với nCoV, trong đó 4.032 người chết. Đến nay, Trung Quốc có 81.008 ca nhiễm nCoV nhưng chỉ 3.255 chết. Như vậy, tốc độ lây lan và tử vong vì nCoV ở Ý cao hơn gấp nhiều lần Trung Quốc. Nguyên nhân vì sao?

Xem thêm:Bị truy lùng, nữ Việt kiều Đài Loan phỉ báng đồng bào, thách gọi công an làm clip xin lỗi

Cô gái gốc Việt và anh trai bị hất đồ uống, hành hung ở Úc vì đeo khẩu trang

Chân dài ngoại quốc cầm biển xin tiền mỗi ngày ở TP.HCM giữa dịch gây bức xúc

2 cô gái chơi ma túy xong về quê tránh dịch, ô tô trốn chạy CSGT tông cột điện

Khách lạ quên mang ví, nhân viên ở Hà Nội vẫn đổ xăng và nói câu gây xúc động

Chủ quan là nguyên nhân lớn nhất?!

Theo các nghiên cứu tại Ý, phần lớn bệnh nhân COVID-19nhập viện đều là người lớn tuổi. Viện Y tế cao cấp Ýcho hay, số ca tử vong chiếm tới 8% số người nhiễm nCoV. Xem xét 18% số ca tử vong thì thấy chỉ có 3 bệnh nhân, tương đương 0,8% không có bệnh lý nào trước khi nhiễm nCoV. Nói cách khác là 99% người nhiễm nCoV ở Ý chết vì cóbệnh nền.

Có mặt trong đoàn bác sĩ hỗ trợ Ý chống dịch, một chuyên gia Trung Quốc cho rằng Ý có quá nhiều người chết do chủ quan, không chủ động đến bệnh viện từ sớm.

Trước khi có lệnh phong tỏa toàn quốc, ở TP Milan thuộc Lombardy, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, không có sự phong tỏa nghiêm ngặt, giao thông công cộng vẫn hoạt động, người dân đi lại, ăn tối, tiệc tùng trong khách sạn và ít ai đeo khẩu trang.

Clip đoàn xe quân sự đưa thi thể bệnh nhân COVID-19từ TP Bergamo, phía Đông Bắc Milan, tới địa điểm hỏa táng bên ngoài vì nhà xác địa phương quá tải - video: TheTelegraph

Tâm lý chủ quan dẫn đến Ý thất thủ trước dịch COVID-19, hệ thống y tế quá tải và các bác sĩ hiện phải chọn cứu ai, bỏ ai mắc bệnh. Những điều này thể hiện qua tâm thư cảnh báo cả thế giới của một người ở Milan:

Tôi sẽ chia sẻ và giải thích cho bạn, cuộc sống ở Milan ra sao trong những ngày khó khăn này. Tôi nghĩ bạn nên học hỏi từ những sai lầm và hậu quả của chúng tôi.

Chúng tôi hiện bị cách ly. Chúng tôi không xuống đường, cảnh sát liên tục di chuyển và bắt giữ bất cứ ai bên ngoài nhà họ.

Mọi thứ kết thúc rồi! Kinh doanh, trung tâm thương mại, cửa hàng, tất cả các đường phố mà không lưu chuyển. Cảm giác về ngày tận cùng của thế giới!

Ý, đất nước của cuộc sống sống động, được chuyển đổi từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác giờ như là đất nước của một chiến tranh đen tối.

Thực tế tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ cònsống. Mọi người bối rối, buồn bã, lo lắng, bất lực, không hiểu thực tế này trút lên đầu họ và khi nào cơn ác mộng này sẽ kết thúc.

Sai lầm lớn là khi bắt đầu những cảnh báo về bệnh dịch, mọi người vẫn tiếp tục cuộc sống như thường lệ, đi đến nơi làm việc, giải trí và cảm thấy như một kỳ nghỉ. Vì vậy, những việc tụ tập với bạn bè và tiệc tùng cứ đều đều.

Mọi người đã sai và bạn cũng thế. Tôi xin bạn, hãy cẩn thận, đây không phải là một trò đùa hay một là một câu chuyện phiếm.

Hãy bảo vệ những người thân yêu, cha mẹ và ông bà của bạn. Bệnh dịch này thật là nguy hiểm cho họ.

Nhân viên y tế di chuyển quan tài chứa thi thể bệnh nhân COVID-19 ở Ý.

Hàng trăm người chết ở đây mỗi ngày, không phải vì thuốc men ở Milan không tốt (đâylà một trong những nơi tốt nhất trên thế giới)màvì không có nhiều nơi dành cho tất cả mọi người.

Bác sĩ chọn ai sẽ chết mà thôi. Điều này chỉ ra do sự ngu muội của người dân ngay từ lúc đầu. Họ đã quyết định tiếp tục cuộc sống như bình thường, bất chấp tình hình dịch bệnh mới.

Xin vui lòng, hãy học hỏi từ những sai lầm. Ý làquốc gia nhỏ bé mà lại có kết cục với bi kịch quá lớn.

Bây giờ hãy nghe tôi, đừng đi ra ngoài nơi đông người.Cố gắng không ăn uống ở những nơi công cộng. Ở lại lâu dài hơn trong nhà suốt thời gian này. Hãy lắng nghe những hướng dẫn của Bộ Y tế.

Nói chuyện với người khác có khoảng cách, không đến gần, không âu yếm hay ôm ấp.Nhận một điều trị bổ sung, phòng ngừa và học hỏi từ những sai lầm của người khác. Tôi khuyên bạn nên dùng vitamin C để tăng cường hệ thống miễn dịch.

Hãy giúp các chuyên gia ngăn chặn sự lây lan của dịch...

Ở Ý, toàn bộ đất nước bị cô lập, nghĩa là 60 triệu người bị cách ly.Điều này sẽ được ngăn chặn dịch bệnh nếu mọi người đã nghe hướng dẫn từ lúc ban đầu.

Chăm sóc bản thân và cuộc sống của người bạn thương yêu.Hãy chia sẻ thông điệp này cho mọi người.

Đại dịch nCoV quả thật là đáng sợ. Đừng đùa giỡn với nó!

Những lý dokhác

Ngoài yếu tố chủ quan trước dịch COVID-19, doanh nhânNgô Trường Anh Vũ (ở TP.HCM) còn nêu ra 5 lý do dẫn đếnquốc gia vớicơ sở hạ tầng y tế tương đối tốt hơn nhiều nước khác, lại có tỉ lệ tử vong cao như thế.

1. Phát hiện người bệnh một cách bị động

Sáng ngày 19.2, Ý vẫn chưa có ca nhiễm được ghi nhận nào nhưng chỉ trong 24 giờ sau đó, 6 bệnh nhân đã nhập viện và tất cả đều trong trường hợp nguy kịch. Những con số người bệnh và tử vong tại đất nước hình chiếc ủng từ đó tăng lên nhanh chóng.

Những trường hợp sau đó dương tính với hầu hết chỉ được phát hiện khi đã phát triệu chứng và đến bệnh viện kiểm tra, có nghĩa là họ đều ở trong giai đoạn phát bệnh. Điều này là khác biệt rõ ràng khi so sánh với Hàn Quốc. Hàn Quốc tìm và xét nghiệm chủ động nên rất nhiều ca dương tính với nCoV được phát hiện ngay trong thời gian ủ bệnh. Nói cách khác, Ý chỉ phát hiện được người bệnh ở giai đoạn sau, còn Hàn Quốc là từ giai đoạn đầu khi nồng độ virus còn thấp và ít nguy cơ tử vong.

2. Hệ thống y tế quá tải

Ở Ý có sự phân hoá phát triển rất lớn ở miền Bắc, miền Nam và kéo theo đó là hệ thống y tế không đồng đều. Ở Lombardy, vùng giàu nhất Ý với thành phố Milan thì các bệnh viện cũng đã quá tải.

Bác sĩ Christian Salaroli, một trong những người đang chiến đấu trên tuyến đầu với COVID-19 tại tâm dịch cho biết: "Sau một vài ngày bệnh nhân nhập viện, chúng tôi phải lựa chọn. Thật không may là có một sự bất cân xứng giữa các nguồn lực của bệnh viện, số giường hồi sức với số lượng bệnh nhân nguy kịch. Không phải ai cũng có thể được đặt nội khí quản. Chúng tôi quyết định dựa trên tuổi và tình trạng sức khỏe, nếu một người từ 80 đến 95 tuổi bị suy hô hấp nặng, có khả năng chúng tôi sẽ không chữa trị tiếp cho họ".

Như vậy, Ý đang chấp nhận bỏ các ca có tiên lượng xấu như người cao tuổi, tiền sử bệnh án để tập trung nguồn lực cứu những người trẻ hơn. Thảm kịch này còn trở nên trầm trọng hơn khi từ ngày 4. 3, tờ Washington Post đã cho biết nhiều bác sĩ Ý đã trở thành bệnh nhân và các phòng hồi sức của bệnh viện đã chật kín.

3. Ngôn ngữ và phong cách giao tiếp

Tiếng Ý là một trong những ngôn ngữ đòi hỏi nhiều sự biểu cảm, đặc biệt là sử dụng tay để diễn tả rất nhiều. Thực tế, người Ý có riêng một quy ước để sử dụng các cử chỉ bằng tay, bao gồm múa tay liên tục trong khoảng cách giữa bản thân và người đối diện trong giao tiếp. Từ đó dẫn đến nguy cơ cao các giọt bắn li ti từ miệng người này sang tay người kia rồi lây nhiễm, hoặc từ tay chuyển sang đồ vật trung gian và ngược lại. Trong khi đó, lây nhiễm qua giọt bắn li ti và qua đồ vật bám virus được cho là hai cách truyền nhiễm chính của nCoV.

Theo văn hoá đặc trưng, người Ý chuộng đứng gần nhau hoặc đứng sát nhau khi giao tiếp nếu thân thiết. Như vậy, yếu tố văn hoá giao tiếp đã vô tình khiến người Ý nhạy cảm hơn với dịch bệnh lần này.

4. Khí hậu

Ý đang nằm trong dải nhiệt độ lí tưởng cho COVID-19. Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trung Quốc, nCoV rất nhạy cảm với nhiệt độ và lây lan tốt nhất ở môi trường 9 độ C. Ý vừa bước qua mùa Đông từ tháng 12 đến tháng 2 và đang có nhiệt độ trung bình từ 7 đến 14 độ C.

Dù giới khoa học vẫn còn nhiều tranh cãi về sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đối với nCoV, khi quan sát và đối chiếu tính hình dịch bệnh tại các nước ôn đới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Đức với các nước nằm trong vùng nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, ta có thể nhận thấy rằng nCoV không chuộng nhiệt độ môi trường cao.

Điều này là may mắn rất lớn cho hàng tỉ người vì nói chung các nước ở vùng nhiệt đới có trình độ và hạ tầng y tế không cao. Nếu dịch bệnh lần này không bị kiềm chế bởi khí hậu nhiệt đới, có lẽ nhiều thảm hoạ y tế và khủng hoảng nhân đạo đã xảy ra tại các nước này.

Xem thêm:Clip nhóm người Việt từ châu Âu về tránh dịch hạch sách ở khu cách ly Pháp Vân

Bị kiểm tra nồng độ cồn, tài xế chửi CSGT 'xin tiền', lái siêu xe húc CSCĐ rồi bỏ trốn

Thấy bộ đội nhường chỗ, ăn bờ, ngủ bụi, nhóm Việt kiều về nước tránh dịch có chạnh lòng?

Khắc Việt dạy dỗ chị Việt kiều Đài Loan, Mr Đàm lên án khách nữ gây rối ở sân bay Nội Bài

Từ châu Âu về Việt Nam tránh dịch, khách nữ làm ầm ĩ ở sân bay, đòi đi cách ly, chê bánh mì

Thầy nước ngoài ở TP.HCM bình luận miệt thị con gái Việt: Đề nghị đuổi việc, trục xuất

Hot girl khoe ‘trốn về từ Vũ Hán, không bị cách ly’ trên Facebook gây hoang mang

‘Nữ đại gia chân đất’ tặng 50 tấn gạo chống COVID-19, bỏ 6 tỉ xây trường cho trẻ em nghèo

Nhân Hoàng (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tâm thư cảnh báo cả thế giới, nêu nguyên nhân Ý có nhiều người chết nhất vì nCoV