Trong một thời gian dài, các nhà cổ sinh học thường nêu những giả thiết sau đây về sự tuyệt chủng của voi mamut: biến đổi khí hậu, thú dữ ăn thịt và con người giết hại chúng. Ngoài ra, trong những quần thể không đông và sống tách biệt, có thể những căn bệnh di truyền do lai giống cận huyết cũng có thể làm voi mamut tuyệt chủng.

Tại sao những con voi mamut cuối cùng tuyệt chủng?

04/08/2016, 11:04

Trong một thời gian dài, các nhà cổ sinh học thường nêu những giả thiết sau đây về sự tuyệt chủng của voi mamut: biến đổi khí hậu, thú dữ ăn thịt và con người giết hại chúng. Ngoài ra, trong những quần thể không đông và sống tách biệt, có thể những căn bệnh di truyền do lai giống cận huyết cũng có thể làm voi mamut tuyệt chủng.

Nhưng mới đây, theo tạp chí khoa học PNAS (Proceedings of the National Academy of Sciences), các nhà khoa học Mỹ đã làm sáng tỏ những câu hỏi khi nào và tại sao những con voi mamut thuộc quần thể cuối cùng sống tách biệt trên đảo giữa biển Bering bị tuyệt chủng. Hóa ra chúng bị chết khát.

Nhưng trước đó không lâu, một quần thể voi mamut khác cũng vật lộn để sinh tồn khi sống tách biệt trên một vùng đất chật hẹp đảo St.Paul, giữa vùng Viễn Đông thuộc Nga và bờ Alaska (Mỹ).

Theo các nhà khoa học, đã có thời dải đất nhỏ đó kết nối lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ, nhưng nước biển dâng lên đã ngăn cách vùng đất đó với 2 lục địa và trở thành hòn đảo nằm cách xa bờ nhất trên hành tinh chúng ta.

Bất chấp những con voi mamut sống trên lục địa đã chết từ khoảng 13,2 - 14 nghìn năm trước, những người bà con của chúng trên đảo St.Paul vẫn cầm cự được lâu hơn một chút. Chúng không có đất để sinh tồn và hiện chúng ta vẫn chưa biết được tại sao loài vật có vú không lồ đó sống sót được trên diện tích 110km vuông của đảo, chỉ tương đương với diện tích Paris. Nhưng theo bài báo khoa học trên, các nhà khoa học dưới sự hướng dẫn của giáo sư Graham Russell ở Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã kết luận rằng những đại diện của loài voi mamut có lông, sống trên đảo St.Paul gần Alaska, đã chết vì thiếu nước ngọt từ hơn 5.000 năm trước. Tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra do khí hậu thay đổi làm khô kiệt nguồn nước của những hồ nhỏ trên đảo. Các nhà khoa học nhắc lại rằng phần đông voi mamut trên thế giới đã tuyệt chủng trước đó nhưng quần thể voi cuối cùng trên đảo St.Paul cầm cự thêm được 5.000 năm. Giáo sư Graham Russell giải thích rằng một con voi hiện nay cần từ 70 - 200 lít nước/ngày. Giả sử voi mamut cũng cần lượng nước tương tự thì nguồn nước tự nhiên sẽ cạn kiệt nhanh.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Matthew Wooller ở Đại học Alaska thì cho rằng voi mamut lâm vào cảnh tuyệt vọng không lối thoát và tuyệt chủng... Tất cả điều đó cho thấy rằng thiếu nước rất hiếm khi được coi là nguyên nhân có thể có dẫn đến tuyệt chủng và chúng ta không đánh giá hết tử huyệt của hệ động vật trên các đảo nhỏ khi khí hậu biến đổi.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao những con voi mamut cuối cùng tuyệt chủng?