Theo các chuyên gia da liễu, mụn mọc ở vùng mũi và hai bên khóe miệng được coi là vùng "tam giác tử thần". Cách xác định vị trí đơn giản nhất là úp bàn tay lên mặt, mụn mọc trong khu vực bàn tay thì tuyệt đối không được nặn.

Tại sao không được nặn mụn ở vùng tam giác trên mặt?

La Hường | 12/06/2018, 07:18

Theo các chuyên gia da liễu, mụn mọc ở vùng mũi và hai bên khóe miệng được coi là vùng "tam giác tử thần". Cách xác định vị trí đơn giản nhất là úp bàn tay lên mặt, mụn mọc trong khu vực bàn tay thì tuyệt đối không được nặn.

Đây là khu vực sản sinh ra nhiều dầu nhất trên khuôn mặt và cũng là nơi xuất hiện chủ yếu của mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ… – những vị khách "không mời mà đến" vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, liệu khu vực này có thực sự nguy hiểm đến nỗi có thể gây chết người?

Theo bác sĩ Martin Spiller thuộc một bệnh viện tại Mỹ, nguyên nhân sâu xa của mối nguy hiểm này chính là chứng bệnh “nghẽn mạch hang xoang”.Cụ thể, hang xoang là một khu vực nhỏ bên trong sọ người. Khu vực này được bao bọc bởi xương thái dương và xương bướm (một loại xương trong hộp sọ).

Nhưng điều này có liên quan gì đến khu vực “tam giác” trên gương mặt chúng ta? Câu trả lời đó là khu vực này có chứa rất nhiều tĩnh mạch nối đến các dây thần kinh khu vực xương sọ. Các tĩnh mạch thông thường đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều, tuy nhiên tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van.

Do đó, nếu vô tình để nhiễm trùng vết thương ở khu vực này, điều đó đồng nghĩa với việc phần máu độc bị nhiễm khuẩn sẽ đi ngược lên não, tiến vào các khu vực dây thần kinh và hậu quả cực kỳ khôn lường.

Việc nhiễm trùng tại khu vực này có thể tạo thành một khối máu độc bên trong các mạch máu dẫn đến hang xoang. Khối máu này sẽ chèn ép các dây thần kinh, từ đó gây áp lực tác động lên mắt và bộ phận khác trên gương mặt.

Ngoài ra, phần dưới chóp mũi (hay phía trên môi) nơi có huyệt nhân trung, là huyệt đạo trọng yếu. Việc nặn mụn sẽ tác động vào huyệt và ảnh hưởng tới cả cơ thể gây choáng đầu, hoa mắt. Mụn ở xung quanh miệng (mép và cằm) có thể là mụn đinh râu, nếu tự ý nặn có thể gây ra các biến chứng như lan vào xoang mặt, viêm tắc tĩnh mạch não, nhiễm trùng máu...

Do đó, theo các chuyên gia da liễu, cách tốt nhất bạn có thể làm đó là giữ gìn vệ sinh khu vực này thật sạch sẽ. Đối với mụn, bạn hãy để cho mụn chín, nhân trồi lên rồi sau đó rửa tay thật sạch rồi mới nặn mụn. Cần chú ý đặc biệt vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ nặn, hay vùng mặt khi nặn để tránh gây nhiễm trùng.

Với những trường hợp mụn sưng tấy, bạn nên đến cơ sở y tế để xử lý. Còn đối với lông mũi, hãy sử dụng kéo cắt thay vì nhổ lông để rồi phải hối hận.

Thu Thủy (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao không được nặn mụn ở vùng tam giác trên mặt?