Dân gian có câu “Không có lửa làm sao có khói”, “Có tật giật mình”. Do đó, người dân có quyền nghi ngờ có điều gì đó mờ ám, ẩn khuất đằng sau việc CSGT chi tiền cho kẻ xấu.

Tại sao CSGT phải chi tiền cho những kẻ tống tiền?

02/08/2018, 11:47

Dân gian có câu “Không có lửa làm sao có khói”, “Có tật giật mình”. Do đó, người dân có quyền nghi ngờ có điều gì đó mờ ám, ẩn khuất đằng sau việc CSGT chi tiền cho kẻ xấu.

Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh Tiền Giang đang làm nhiệm vụ trên quốc lộ 1A - Ảnh: VOV

Vừa qua, công an tỉnh Tiền Giang đã tạm giữ hình sự Phan Văn Dũng (ngụ TP.HCM) và Nguyễn Văn Uần (ngụ tỉnh Đắk Lắk) để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Theo lời khai của hai người này, họ không chỉ tống tiền CSGT Tiền Giang mà còn cưỡng đoạt tiền của CSGT ở nhiều tỉnh thành khác, thậm chí của cả cán bộ Cục CSGT!

Bằng thủ đoạn quay clip CSGT làm nhiệm vụ ngoài đường, sau đó tìm đến cơ quan của các cán bộ chiến sĩ để "làm việc", chỉ trong thời gian rất ngắn, 1 tháng, nhưng chúng đã cưỡng đoạt số tiền rất lớn lên đến 1,5 tỉ đồng.

Điều đáng nói là việc tống tiền CSGT làm nhiệm vụ không phải là lần đầu mà khá nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra trước đó. Vấn đề dư luận thắc mắc là tại sao CSGT lại dễ dàng chi tiền cho những kẻ tống tiền mình, trong khi hầu hết vụ việc, CSGT đều khẳng định rằng họ không làm gì sai.

Dân gian có câu “Không có lửa làm sao có khói”, “Có tật giật mình”. Do đó, người dân có quyền nghi ngờ có điều gì đó mờ ám, ẩn khuất đằng sau việc CSGT chi tiền cho kẻ xấu.

Việc CSGT sai phạm về quy trình công tác hay có hành vi “mãi lộ” bị báo chí, cơ quan chức năng phát hiện, xử lý khá nhiều thời gian qua. Tuy vậy, tình trạng ấy vẫn chưa được giải quyết triệt để, dứt điểm mà đâu đó nơi này nơi kia nạn “mãi lộ” vẫn tiếp tục bị phanh phui.

Trở lại với vụ việc trên, cơ quan chức năng cần xác minh, làm rõ có hay không việc CSGT các tỉnh thành chi tiền cho bọn tống tiền theo lời khai của chúng. Lý do vì sao lại phải chi tiền, nếu khẳng định không có sai phạm gì?

Trường hợp phát hiện CSGT sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nhận hối lộ thì phải tiến hành điều tra, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân liên quan theo đúng quy định pháp luật.

Ngược lại nếu không có sai phạm xảy ra cũng cần làm rõ, tại sao lại dễ dàng để người khác cưỡng đoạt tài sản bởi vì ngoài nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông, lực lượng CSGT còn có trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm.

Không có lý do gì lực lượng bảo vệ pháp luật lại có thể bỏ qua, thậm chí tiếp tay cho hành vi tội phạm, nếu thực sự có việc chi tiền cho chúng. Nếu có việc kẻ xấu dám trắng trợn, công khai cưỡng đoạt tiền của CSGT thì người dân làm sao có thể yên tâm, tin tưởng giao phó trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm cho lực lượng này.

Theo chúng tôi, cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc mở rộng điều tra, xác minh, làm rõ việc cưỡng đoạt tiền của CSGT. Điều này nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật, tội phạm liên quan đến thực thi nhiệm vụ của CSGT, bảo vệ danh dự, sự trong sạch của lực lượng này. Mặt khác, cũng để trả lời thắc mắc của dư luận là có hay không việc CSGT bị cưỡng đoạt tiền và không có sai phạm gì thì sao lại phải chi số tiền lớn như vậy cho bọn tống tiền.

Vĩnh Linh (Sở Tư pháp Kon Tum)

Bài liên quan
CSGT TP.HCM chỉ cách phòng tránh tai nạn giữa xe máy với xe có trọng tải nặng
Nhiều vụ tai nạn giao thông do người điều khiển xe có tải trọng nặng, kích thước lớn trong quá trình chuyển hướng, vượt xe không đúng quy định, thiếu quan sát dẫn đến va chạm với các xe di chuyển xung quanh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao CSGT phải chi tiền cho những kẻ tống tiền?