Ngẫm nghĩ lại mới thấy cuộc đời của những vị tướng đánh trận như các ông Phạm Phú Thái, ông Nguyễn Đăng Kính và chắc còn nhiều người lính cụ Hồ ở thời ngày xưa khác nữa rất đáng học tập. Nhân cách và đức tính khiêm nhường của họ thật đáng kính trọng vô cùng.

Nhân cách đáng nể trọng ở vị tướng thương binh, anh hùng mà tôi gặp

27/07/2018, 11:36

Ngẫm nghĩ lại mới thấy cuộc đời của những vị tướng đánh trận như các ông Phạm Phú Thái, ông Nguyễn Đăng Kính và chắc còn nhiều người lính cụ Hồ ở thời ngày xưa khác nữa rất đáng học tập. Nhân cách và đức tính khiêm nhường của họ thật đáng kính trọng vô cùng.

AHKQ, thiếu tướng Nguyễn Đăng Kính bên chiếc Mig 21 đầy kỷ niệm trong chiến đấu chống Mỹ

Thiếu tướng, cựu phi công Nguyễn Đăng Kính,Anh hùng Lực lượng vũ trang, xin gọi tắt là AHKQ đã có 3 lần bị thương trong chiến đấu. Ông có giờ xuất kích nhiều thuộc có hạng của Không quân Nhân dân Việt Nam... Nhưng ông lại được phong Anh hùng khá muộn (được phong năm 2010). Có người nói với tôi vì ngày ấy chúng ta khắt khe quá với các phi công tiêm kích như các ông . Phải chăng vì có những ông do vài lần bị không quân Mỹ bắn rơi nên đã có cách nhìn hơi nghiêm ngặt quá?

Tôi thì nghĩ khác. Họ đều bị thương nhiều lần trong chiến đấu và đành nhảy dù để bảo toàn tính mạng khi không thể cố bay thêm. Ngày đó, người ta thường hay ví giá trị của mỗi viên phi công bằng cách quy ra trọng lượng cơ thể họ tương đương với số kí lô vàng là đủ biết giá trị ra sao. Vấn đề là họ đều tuyệt nhiên không hề nhụt ý chí chiến đấu. Bị thương rồi và dù chưa lành lặn hoàn toàn nhưng đều đòi rời bệnh viện về đơn vị để tham gia chiến đấu ngay. Họ biết rõ lực lượng phi công trong đơn vị mình lúc này rất mỏng...

Hôm giao lưu cuốn sách Lính bay của tướng Phạm Phú Thái, có một anh tôi không quen có ra bắt tay chào tướng Nguyễn Đăng Kính rồi chìa một cuốn sách truyền thống của Quân chủng xin chữ ký tướng Kính. Tôi có liếc qua thì thấy đã có rất nhiều chữ ký lưu niệm.

Anh giới thiệu rằng mình là đàn em ông, cũng từng sang Nga học lái Mignhưng bị thải loại vì không đủ tiêu chuẩn và phải xuống mặt đất phục vụ. Anh nói bằng một vẻ trân trọng với chúng tôi: Bác Kính ngày đó thật tuyệt vời, bọn em chỉ mới nghe tên đã vô cùng kính nể. Như bác từng bị thương phải nhảy dù đến 3 lần mà vẫn đòi quay về đơn vị sớm để chiến đấu mặc dù vết thương chưa thật lành. Chúng em chỉ nghe đồng đội nói vậy mà đã khiếp và rất kính phục thế hệ các bác ...

Tướng Nguyễn Đăng Kính trở thành học viên phi công chiến đấu khi anh mới học được có 3 năm ở bậc tiểu học vì anh là con nhà rất nghèo, sinh ra trong một làng quê có truyền thống hiếu học hiếm có ở Việt Nam, đó là làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, Nam Định. Cha anh tham gia du kích nên cũng là thương binh chống Pháp, vì đau yếu luôn nên càng không có tiền để cho con ăn học. Anh đi bộ đội lúccòn chưa biết đi xe đạp. Thế rồi anh trúng tuyển phi công và học văn hoá theo lối một tháng học xong một lớp, để đủ kiến thức (phổ thông trung học cơ sở bây giờ) khi bắt đầu học tiếng Nga và học lái máy bay.

AHKQ Nguyễn Đăng Kính là người đã từng bắn rơi 6 chiếc máy bay các loạinhư Thần sấm, Con ma, trinh sát không người lái và cả loại E.B66 điện tử cực kỳ hiện đại của "Không lực Huê Kỳ". Ông chính là người đội trưởng đã quật ngã chiếc máy bay thứ 100 của Mỹ mà Đoàn Không quân Sao đỏ trên Đa Phúc tháng 10.1968 của ông có vinh hạnh "chớp" được.

Trên báo Sài gòn Giải phóng từ năm 1999, họ có viết 12 kỳ về viên phi công tiêm kích Nguyễn Đăng Kính với cái tên rất đẹp "Hoàng tử của bầu trời " nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông thuộc lứa phi công đầu tiên của chúng ta sang Liên Xô (cũ) học Mig 17, rồi sau đó 4 tháng lại được chọn để tiếp tục chuyển sang học hệ Mig 21 cùng nhiều phi công trẻ mà sau này một số đã trở thành nhân vật lừng danh như AHKQ Phạm Thanh Ngân, như AHKQ Nguyễn Văn Cốc...

Tháng 1.1967, chiến dịch Bolo nhằm gài bẫy các MiG Việt Nam được Mỹ thực hiện với 54 máy bay phản lực Mỹ hùng hậu quần thảo trên bầu trời miền Bắc. Trong ngày này, chúng ta có 6 MiG cất cánh thì 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, 5 phi công phải nhảy dù (trong đó có ba người về, sau trở thành những người nổi tiếnglà Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Hồng Nhị và Nguyễn Đăng Kính).

Tôi muốn nhắc điều này để chúng ta cùng hiểu về một cuộc chiến đấu trên trời ngày ấy vô cùng chênh nhau về tương quan lực lượng đến thế nào. Nhưng rồi kết thúc cuộc chiến tranh, chúng ta vẫn là người chiến thắng.

Trung tướng, AHKQ, nguyên Phó Tư lệnh thứ nhất Quân chủng Phòng không Không quân Phạm Phú Thái đã cho tôi biết, "anh Nguyễn Đăng Kính là phi công đàn anh của tôi và cùng lớp với các anh Phạm Thanh Ngân, Mai văn Cương, Nguyễn Văn Cốc, Vũ Ngọc Đỉnh. .. Anh Kính có số lần xuất kích thuộc diện nhiều nhất trong số các phi công chiến đấu thời đó. Đó là một phi công kiên cường và dũng cảm. Nhiều lần anh bị thương nhưng lại đòi quay về đội ngũ và lại tiếp tục vào trận chiến đấu. Anh Đăng Kính đã bắn rơi 6 máy bay Mỹ...".

Thế nhưng, cũng như trung tướng Phú Thái sau khi rời lực lượng Không quân ra làm Chánh Thanh tra bộ Quốc phòng thì ông Đăng Kính cũng dần dần được bổ nhiệm tới chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương. Theo luật hiện hành, Chủ tịch nước cũng ký QĐ bổ nhiệm ông kiêm nhiệm Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao (từ 1994).

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm, động viên thành tích chiến đấu của Đoàn Không quân Sao Đỏ (năm 1968). Trong ảnh: Thượng uý phi công Nguyễn Đăng Kính bắt tay Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Theo quy định, đương nhiên ông sẽ được hưởng chế độ hàm thứ trưởng chứ đâu là phụ cấp lương của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sựTrung ương.Vậy mà không hiểu sao, cái phụ cấp trách nhiệm mà Chủ tịch nước ký trao Quyết định cho ông suốt 10 năm ấy, ông đã bị bộ Quốc phòng quên không trả (ngày đó hàm thứ trưởng chỉ có hệ số phụ cấp là 1,1 chứ không cao như bây giờ (hình như nay là 1,3). Chuyện đến tai ông Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, ngày đó là Hà Mạnh Trí, ông Trí cũng bức xúc nên đã 2 lần gửi công văn cho bộ Quốc phòng đề nghị xử lý sớm chuyện này. Thếmà vẫn không xong.

Ông kể với tôi, "mấy cái đồng phụ cấp đó, nếuthắc mắc nhiều nó kỳ lắm". Thế là ông cũng im lặng và ráng làm việc hết sức mình. Ông tự thấy mình không hề có chuyện sai phạm hay khuyết điểm nhỏ nào trong 10 năm cầm cân nảy mực liên quan đến pháp luật đó. Nghe nói, ông cũng đôi khi"cứ đúng Luật mà làm" khiến một thủ trưởng nào đó không hài lòng...

Đến năm 2004, ông về nghỉ chế độ. Lúc đó, cũng vì danh dự của người lính, cũng vì quyền lợi chính đáng của một cán bộ cao cấpvà để tránh hiểu lầm khi về sinh hoạt tại địa phương, ông đã lên tiếng trước Đảng uỷ Quân sự Trung ương "chuyện nhỏ" này với nguyện vọng chỉ là để Đảng uỷ giải thích cho ông biết vì sao ông lại không được hưởng phụ cấp trách nhiệm Viện phó Viện KSNDTC? Lúc đó, Đảng uỷ Quân sự Trung ương mới ớ ra và thừa nhận mình sai vì đã xử lý không đúng.

Ông bảo ông hỏi chỉ để làm cái cớ có văn bản kèm theo khi ông định viết đơn hỏi Chủ tịch nước xem thế nào chứ không có ý định kiện ai. Những tưởng chỉ ít ngày sau đó, chế độ hưu của ông sẽ được sửa sai kịp thời, điều chỉnh phụ cấp trách nhiệm ngang cấp hàm thứ trưởng. Nào ngờ đâu (do ông cũng không muốn giục họ) cho nên cũng phải 2 năm sau ông mới có quyết định điều chỉnh lại mức phụ cấp này và ông đã được truy lĩnh luôn 10 năm từng đảm trách cương vị đó mà ông chưa hềnhận được một xu nào của nhà nước.

Ngẫm nghĩ lại mới thấy cuộc đời của những vị tướng đánh trận như các ông Phạm Phú Thái, ông Nguyễn Đăng Kính và chắc còn nhiều người lính cụ Hồ ở thời ngày xưa khác nữa rất đáng học tập. Nhân cách và đức tính khiêm nhường của họ thật đáng kính trọng vô cùng. Trong giai đoạn này, con cháu lãnh đạo tương tự như tướng Phú Thái năm xưa, họ thăng tiến thần tốc đến mức chóng mặt. Chỉ cần sau 3-4 năm ra trường là đã ngồi ở cấp uỷrồi giám đốc sở, trưởng ngành của một tỉnh.

Hình như họ xem chuyện này như một thứ quá bình thường cho nên không để tâm học tập các thế hệ đi trước . Đặc biệt là gần đây thôi, có rất nhiều tướng lĩnh trong LLVT nói chung vi phạm khuyết điểm. Người thì vi phạm rất nghiêm trọng và người thì đặc biệt nghiêm trọng, phải truy cứu trách nhiệm hình sự, thậm chí còn tiếp tay cho cái ác lộng hành cũng chỉ vì bị cám dỗ bởi quyền lực, bởi vật chất đã khiến họ mờ mắt lúc "hoàng hôn nhiệm kỳ" dù trước đó, chiến công cũng lẫy lừng.

Nghĩ mà thật đau xót thay cho họ và càng nể trọng các ông hơn! Họ thật "Xứng danh Anh hùng" mà các thế hệ tướng lĩnh sau này cần suy nghĩ.

Quốc Phong

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhân cách đáng nể trọng ở vị tướng thương binh, anh hùng mà tôi gặp