Âm nhạc không chỉ đơn giản để giải trí, mà còn là một phương pháp kích thích tích cực đến thần kinh, não bộ.

Tại sao âm nhạc có thể khơi gợi những ký ức trong quá khứ?

Đan Thuỳ | 27/02/2023, 12:13

Âm nhạc không chỉ đơn giản để giải trí, mà còn là một phương pháp kích thích tích cực đến thần kinh, não bộ.

Khi đứa con đầu lòng của bà Laura Nye Falsone chào đời năm 1996, album Bringing Down the Horse của nhóm nhạc Wallflowers đã gây được tiếng vang lớn. "Lần nào khi nghe lại album đó, trái tim tôi lúc nào cũng được lấp đầy bởi những niềm vui", bà Laura chia sẻ. 

Khi bệnh alzheimer của Carol Howard trở nặng, bà thường không thể nhận ra chồng mình. Nhưng khi bà nghe một bài hát của nhóm Simon & Garfunkel những năm 1960 đang phát, thì bà có thể hát trôi chảy từng từ. 

Khả năng gợi lên những ký ức sống động của âm nhạc là một hiện tượng được các nhà nghiên cứu não bộ biết rõ từ lâu. Đối với nhiều người, nó có thể kích hoạt những ký ức mãnh liệt trong quá khứ, mạnh mẽ hơn các giác quan khác như vị giác, khứu giác và khơi gợi những cảm xúc mãnh liệt.

"Âm nhạc có thể mở ra những cánh cửa bị lãng quên trong trí nhớ của bạn. Âm nhạc có thể đưa bạn quay ngược thời gian, cũng như hoạt động như một luồng điện có thể kích hoạt bộ não của bạn và khiến nó hoạt động. Tất cả chúng ta đều có cảm giác quen thuộc khi trở về quê hương, thăm ngôi trường mình từng học và cảm thấy những kỷ niệm ùa về. Âm nhạc có thể làm điều tương tự. Nó cung cấp một môi trường thính giác và cảm xúc cho phép con người cảm nhận lại tất cả những ký ức đó", ông Andrew Budson, Giám đốc Trung tâm Khoa học thần kinh nhận thức dịch thuật tại Hệ thống Chăm sóc sức khỏe cựu chiến binh Boston (Mỹ) chia sẻ. 

musica_y_cerebro_02.jpeg

Các nhà khoa học nghiên cứu về tác dụng mạnh mẽ của âm nhạc đối với não bộ nói rằng các hiểu biết thu thập được có thể cải thiện liệu pháp điều trị các tình trạng như mất trí nhớ và các rối loạn trí nhớ khác như lo âu, căng thẳng, trầm cảm cũng như nhiều bệnh khác gồm đau mạn tính, ung thư và bệnh parkinson. 

Cũng có bằng chứng cho thấy rằng âm nhạc thúc đẩy sự tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh trong não, chẳng hạn như dopamin có nhiều chức năng liên quan đến trí nhớ, sự chú ý, động lực và cả quá trình điều hòa vận động của cơ thể. Hormone dopamine khi được tiết ra với số lượng lớn sẽ tạo cho bạn cảm giác hưng phấn và hạnh phúc.

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng âm nhạc làm giảm hormone cortisol gây căng thẳng và tăng tiết oxytocin, đóng vai trò trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, cũng như trong sự gắn kết, tin tưởng giữa trẻ sơ sinh và cha mẹ.

Amy Belfi, trợ lý giáo sư khoa học tâm lý tại Đại học Khoa học và công nghệ Missouri (Mỹ), đồng thời là điều tra viên chính của Phòng thí nghiệm thẩm mỹ và nhận thức âm nhạc cho biết: "Âm nhạc kích hoạt các phần khác nhau của não bộ khiến nó trở thành một công cụ đặc biệt linh hoạt. Chúng ta có thể sử dụng nó để cải thiện tâm trạng, giúp chúng ta học hỏi, gắn kết xã hội với những người khác. Nó trở thành một phần bản sắc của chúng ta, điều này giải thích tại sao nó rất hiệu quả trong việc kích thích và hồi tưởng ký ức". 

Một số chuyên gia cũng nhận thấy vai trò của âm nhạc có thể làm giảm bớt sự kích động ở những người mắc chứng mất trí nhớ, như một phương pháp thay thế thuốc an thần.

Frank Russo, Giáo sư tâm lý học tại Đại học Toronto Metropolitan (Canada) cho biết ông tin rằng điều này cuối cùng sẽ có thể thực hiện được. Ông cũng là giám đốc khoa học của một công ty đang phát triển một loại máy nghe nhạc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để sắp xếp một danh sách phát cá nhân được thiết kế để hướng dẫn bệnh nhân có thể chuyển từ trạng thái lo lắng sang bình tĩnh.

Để hiểu tác động của âm nhạc đối với não bộ, các chuyên gia đã xem xét các loại trí nhớ khác nhau có liên quan. Ví dụ, khi biểu diễn âm nhạc, thay vì chỉ nghe, con người sử dụng trí nhớ phương thức, một loại trí nhớ dài hạn có liên quan tới các kỹ xảo và thủ tục mà được sử dụng quá thông thường đến nỗi không cần phải có ý thức mới nhớ được, chẳng hạn như gõ phím cảm ứng, đi xe đạp hoặc đánh răng.

Điều này khác với trí nhớ từng hồi, đây là bộ nhớ kinh nghiệm cụ thể của chúng ta về một vài đặc điểm nổi bật của kinh nghiệm mà ta có được từ những cuốn sách mà ta từng đọc, những món từng ăn, những trò chơi từng chơi… Đó là bộ nhớ giúp chúng ta đưa ra được những nhận xét từ những điều mà chúng ta đã từng trải nghiệm.

Budson cho biết trí nhớ từng hồi bắt nguồn từ vùng hồi hải mã của não, vùng tổn thương đầu khi chứng mất trí nhớ ập đến.

Ông nói: "Bệnh alzheimer tấn công vùng hồi hải mã đầu tiên". Ông cũng giải thích tại sao trí nhớ từng hồi vẫn cho phép bệnh nhân sa sút trí tuệ nhớ lời bài hát và biểu diễn. "Đó là một hệ thống bộ nhớ hoàn toàn khác", ông Budson nói thêm.

Ở những người có bộ não khỏe mạnh, "trí nhớ từng hồi cho phép quay ngược thời gian" về một sự kiện hoặc khoảng thời gian cụ thể trong quá khứ "khi bạn nghe một bản nhạc", trong khi khả năng hát hoặc sáng tác nhạc là trí nhớ phương thức. Một ví dụ nổi tiếng gần đây là của ca sĩ huyền thoại Tony Bennett (96 tuổi), người mắc bệnh alzheimer nặng vẫn có thể biểu diễn những bản hit kinh điển của mình một cách hoàn hảo.

Russo cho rằng khi ai đó nghe một bản nhạc thời trẻ của họ, hiệu ứng "cỗ máy thời gian" là thứ mà "mọi người có thể liên tưởng đến". "Những năm 1980 là khoảng thời gian tôi đang học trung học. Khi tôi nghe một bài hát từ Blondie hoặc Depeche Mode, tôi có cảm giác như đang trẻ lại, cảm giác đó thực sự mạnh mẽ. Chúng ta có thể nhớ lại những ký ức sống động hơn khi chúng ta tiếp xúc với âm nhạc", Russo nói. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao âm nhạc có thể khơi gợi những ký ức trong quá khứ?