Khi đèn đỏ bật lên, các bé ăn xin nhếch nhác len lỏi qua từng chiếc xe chèo kéo khách mua hàng và hay đơn giản là nài nỉ xin tiền bằng cách chìa nón.

Tái diễn cảnh chìa nón ăn xin tại các giao lộ ở TP.HCM

Hồ Đông | 19/04/2022, 08:26

Khi đèn đỏ bật lên, các bé ăn xin nhếch nhác len lỏi qua từng chiếc xe chèo kéo khách mua hàng và hay đơn giản là nài nỉ xin tiền bằng cách chìa nón.

Trong thời gian TP.HCM thực hiện các quy định về giãn cách thì việc giải quyết cho người ăn xin đã được thực hiện. Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), từ ngày 23.8 đến 30.10.2021, Trung tâm Hỗ trợ xã hội (trực thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) đã tiếp nhận 1.295 người ăn xin, cơ nhỡ, người lang thang, vô gia cư trên địa bàn các quận, huyện và TP Thủ Đức.

Thế nhưng, sau khi trở lại cuộc sống bình thường, tình trạng người già, trẻ em đi bán vé số, đi xin diễn ra trước dịch. Ở các giao lộ cắm biển đèn chờ giao thông chính là nơi mà cảnh chìa nón diễn ra nhộn nhịp nhất.

tre-em.jpg
Trẻ em ăn xin tại TP.HCM - Ảnh: Internet

Khi đèn đỏ bật lên, các bé ăn xin nhếch nhác len lỏi qua từng chiếc xe chèo kéo khách mua hàng và hay đơn giản là nài nỉ xin tiền bằng cách chìa nón.

Hễ thấy đèn đỏ bật lên là các đôi chân bé tí thoăn thoắt luồn lách giữa "rừng" xe kẹt cứng, xin tiền từng người bất chấp những nguy hiểm giao thông rình rập. Có trẻ còn gõ cửa xe hơi, gồm cả taxi với hy vọng người ngồi bên trong động lòng bố thí. Thấy đáng thương, nhiều người dừng lại bố thí và nếu ở thời gian cao điểm, giao dễ rơi ùn tắc.

Không chỉ trẻ em mà cả người già cũng tham gia đội quân ăn xin. Nếu trẻ em thường đi 2-3 nhóc rất nhanh nhẹn thì người già có chiến thuật lấy tĩnh khắc động. Chắc hẳn người dân Sài Gòn chứng kiến nhiều cảnh một bà cụ trong bộ dạng khắc khổ ngồi thu lu ở dưới chân cột đèn giao thông, chìa chiếc nón ra ngoài và ở trong có sẵn mấy đồng tiền mệnh giá 5.000, 10.000. Đôi khi trước mặt họ là tấm bảng ghi dòng chữ kiểu như "xin cô bác qua đường giúp đỡ vài đồng lẻ, rất cảm ơn".

me-con.jpg
Hai mẹ con ăn xin tại TP.HCM - Ảnh: Internet

Một cảnh khác thường gặp trong giới ăn xin là cảnh mẹ con với con thường chỉ vài chục tháng tuổi. Việc để một đứa trẻ quá nhỏ phải phơi nắng gió là điều hết sức bất nhẫn nhưng rất dễ đánh động lòng từ tâm.

Không chỉ người già, trẻ nhỏ hay phụ nữ đi ăn xin mà cánh trung niên, thành niên cũng thường xuyên xuất hiện trong dáng bộ gặp bệnh hiểm nghèo như một tay ôm ngực như kiểu đang bị khó thở, tay còn lại cầm chiếc mũ cũ kỹ chìa ra trước mặt xin mọi người bố thí. 

nha-su.jpg
99% người mặc đồ tu hành đi ăn xin là giả mạo - Ảnh: Internet

Ngoài ra, Thượng tọa Thích Nhật Từ (trụ trì chùa Giác Ngộ) cho biết hiện nay tình trạng giả sư theo hình thức khất thực trên đường đang là "báo động đỏ". Có thể nói 99% người mặc đồ tu hành cầm bình bát xin tiền trên đường là giả mạo, xin tiền về ăn chơi sa đọa làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Phật giáo. 

Trong số những người ăn xin, có không ít người do hoàn cảnh nghèo khổ, bệnh tật, không may bị tai nạn... khiến gia đình túng thiếu phải đi ăn xin. Nhưng có không ít trường hợp giả dạng người nghèo khổ, bệnh tật để đánh vào lòng trắc ẩn của người khác.

Luật sư Cao Thế Luận (Công ty Luật TNHH Kao Kiến) cho rằng một thành phố văn minh, hiện đại nhất nhì cả nước thì không thể chấp nhận tình trạng người ăn xin, người lang thang xuất hiện. Luật sư cho rằng:  "Chính quyền và các cơ quan chức năng liên quan phải quyết liệt hơn để hạn chế tình trạng này. Nên tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát thường xuyên, xử phạt, thu gom về các đơn vị bảo trợ để quản lý chứ không chờ đến các đợt ra quân mới thực hiện". 

Để đối phó tình trạng ăn xin tái phát sau dịch, UBND TP.HCM hồi tháng 2 phải có có văn bản gửi UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức về việc tăng cường công tác giải quyết tình trạng người ăn xin, người sinh sống nơi công cộng tại TP.HCM. 

Theo UBND TP.HCM, tình trạng người lang thang ăn xin có xu hướng tăng tại khu vực tập trung đông người, đặc biệt tại khu vực đền, chùa, miếu, chợ truyền thống. Đặc biệt, thành phố cảnh báo tình trạng người giả dạng ăn xin (bị bệnh, bán vé số, kẹo, người khuyết tật cao tuổi bán tăm bông...) lợi dụng trẻ em để xin tiền, giả dạng tu hành đi khất thực... ngày càng tăng.

Thành phố cũng chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý, rà soát khu vực tập trung nhiều người tạm trú, lưu trú ngắn hạn (đặc biệt là các khu có người cao tuổi, trẻ em không có người thân đi cùng) để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, hạn chế tình trạng chăn dắt hoặc lợi dụng đối tượng yếu thế để trục lợi.

Tuy nhiên, cho đến nay thì việc giải quyết tình trạng ăn xin có vẻ vẫn chưa được xử lý rốt ráo. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tái diễn cảnh chìa nón ăn xin tại các giao lộ ở TP.HCM