Vào sáng 19.2.2016 (tức khuya ngày 19.2.2016 theo giờ Việt Nam), nhà văn Harper Lee, tác giả tiểu thuyết Giết con chim nhại đã qua đời ở tuổi 89.

Tác giả 'Giết con chim nhại' qua đời khi đang ngủ

Một Thế Giới | 20/02/2016, 12:20

Vào sáng 19.2.2016 (tức khuya ngày 19.2.2016 theo giờ Việt Nam), nhà văn Harper Lee, tác giả tiểu thuyết Giết con chim nhại đã qua đời ở tuổi 89.

Theo những tin tức từ nước ngoài, nữ nhà văn 89 tuổi Nelle Harper Lee qua đời khi đang ngủ tại nhà riêng ở Monroeville, bang Albama, Mỹ. Trước khi qua đời, bà Harper Lee từng có nhiều năm sống tại viện dưỡng lão, nơi cách ngôi nhà bà từng lớn lên chỉ vài dặm đường. Năm 2007, Harper Lee gần như bị mù hoàn toàn và điếc nặng sau một cơn đột quỵ. 
Nelle Harper Lee sinh ngày 28.4.1926 thường được biết với cái tên Harper Lee. Bà là một nhà văn người Mỹ được biết đến nhiều qua tiểu thuyết nổi tiếng Giết con chim nhại - To kill a Mochkingbird. 
Tháng 6.1966, Harper Lee là một trong hai người được Tổng thống Lyndon B.Jahnson mời tham gia Ủy ban Nghệ thuật Quốc gia - National Council on the Arts. 
Năm 2005 trong bộ phim Capote làm về quá trình tìm tư liệu và sáng tác In Cold Blood của Truman Capote, nữ diễn viên Catherine Keener đã vào vai Harper Lee. Vai diễn cũng giúp Keener đã được đề cử Giải Oscar nữ phụ xuất sắc nhất. Một năm sau đó trong bộ phim tiểu sử về Truman Capote - Infamous - đến lượt Sandra Bullock được giao khắc họa lại hình ảnh của Harper Lee.
Ngày 5.11.2007, Harper Lee đã được Tổng thống George W.Bush trao Huân chương tự do Tổng thống Hoa Kỳ (Presidential medal of freedom) – huân chương cao quý dành cho công dân Mỹ vì những đóng góp của bà cho nền văn học Mỹ. Bà cũng chính là nhà văn nữ của Mỹ đoạt giải danh giá Pulitzer. 
tac gia Giet con chim nhai
 Harper Lee nhận "Huân chương tự do Tổng thống Hoa Kỳ - Presidential medal of freedom" doTổng thống George W.Bush trao tặng vào năm 2007.
Harper Lee là bạn thân của nhà văn nổi tiếng Truman Capote. Bà học trường Huntingdon College ở Montgomery trong các năm 1944 - 1945 và sau đó theo học luật tại Đại học Alabama (1945- 1949). 
Khi còn là sinh viên bà đã tham gia viết cho các tạp chí văn học trong trường như là báo Huntress ở Huntingdon và tạp chí hài Rammer Jammer ở Đại học Alabama. Bà viết truyện ngắn và các tác phẩm khác về vấn đề ít được bàn luận ở trường học thời bấy giờ là kỳ thị chủng tộc. 
Năm 1950, bà đến ở thành phố New York và làm việc cho tập đoàn hàng không British Overseas dưới vai trò thư ký. Chính ở đây bà bắt đầu viết các tiểu luận và truyện ngắn về con người ở Monroeville. Bà gởi một tác phẩm đến một tổ chức văn học nhờ sự giới thiệu của Capote với mong muốn được xuất bản. 
Tổng biên tập tại J. B. Lippincott khuyên bà nên nghỉ việc ở công ty hàng không để tập trung vào nghiệp văn chương. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, bà dành một năm để tập trung viết sách.
Bà bỏ ra hai năm rưỡi để viết tiểu thuyết Giết con chim nhại. Cuốn sách được xuất bản ngày 11.7.1960. Lúc đầu được đặt tên là Atticus nhưng sau đó bà đã đổi lại để cho thấy một câu chuyện vượt qua khuôn khổ chân dung về một nhân vật. Nhóm biên tập ở Lippincott nói với bà rằng có thể chỉ bán được vài ngàn cuốn. Bà cũng chưa từng nghĩ rằng cuốn tiểu thuyết lại thành công và biến bà thành nhà văn danh giá của Mỹ. 

Diệu Linh


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tác giả 'Giết con chim nhại' qua đời khi đang ngủ