Nhà thơ Tô Thùy Yên, một trong tứ trụ của thi ca miền Nam trước 1975 vừa qua đời ở Mỹ, hưởng thọ 81 tuổi.

Tác giả bài thơ 'Chiều trên phá Tam Giang', nhà thơ Tô Thùy Yên qua đời ở Mỹ

TIỂU VŨ | 22/05/2019, 15:27

Nhà thơ Tô Thùy Yên, một trong tứ trụ của thi ca miền Nam trước 1975 vừa qua đời ở Mỹ, hưởng thọ 81 tuổi.

Nhà thơ Tô Thùy Yên vừa mất vào ngày 9 giờ 15 ngày 21.5.2019 (theo giờ Mỹ) tại thành phố, Houston,tiểubang Texas, Mỹ, hưởng thọ 81 tuổi. Thông tin nhà thơ Tô Thùy Yên qua đờiđược nhiều người trong giới văn nghệ Sài Gòn và hải ngoại ngậm ngùi chia sẻ trên Facebook.

Trêntrang cá nhân của nhiều văn nghệ sĩ Việt Nam,hình ảnh tác phẩm, những câu thơ tiêu biểu củaTô Thùy Yên cũng được đăng tải như một sự bày tỏ lòngngưỡng mộ và thương tiếc một tài năng thi ca của Việt Nam đã về với cõi vĩnh hằng.

Nhà thơ Tô Thùy Yên - Ảnh: T.L

Nhà thơ Tô Thùy Yên, tên thật Đinh Thành Tiên, sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định, Sài Gòn trong một gia đình đông các em;cha làm chuyên viên phòng thí nghiệm thuộc Viện Pasteur, sau về Bệnh viện Chợ Rẫy;mẹ nội trợ. Ông học tiểu học ở Gia Định, rồi học trung học tại trường Petrus Trương Vĩnh Ký và tư thục Les Lauriers, ghi danh theo học ở Đại học Văn Khoa Sài Gòn, ban Văn chương Pháp, một thời gian rồi bỏ dở.

Chân dung nhà thơ Tô Thùy Yên - Ảnh: Thuận Thiên

Tô Thùy Yên bén duyên với văn chương từ rất sớm.Năm 16, 17 tuổi, thơ của ông đã có mặt trên báo chí Sài Gòn. Nhắc đến tên tuổi của ông người yêu thơ luôn nhớ đến những tác phẩm nổi tiếng của ông như Chiều trên phá Tam Giang, Trường Sa hành, Đêm qua bắc Vàm Cống, Hải phận, Anh hùng tận...

Năm 1961, tạp chíSáng Tạo(Sài Gòn) đã in bài thơLễ tấn phong tình yêucủa Tô Thùy Yên khi ông vừa23 tuổi.Năm 1956, ông cùng cùng nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, các họasĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng sáng lập Sáng Tạo, một nhóm sáng tác đã từng được biết đến với phong trào khai sinh "Thơ tự do" trên văn đàn miền Nam vào thập niên 1960.

Cùng với Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Đức Sơn, Tô Thùy Yên được tôn vinh là tứ trụ của thơ ca miền Nam thời bấy giờ.

Năm1995, tậpThơ tuyểncủa Tô Thùy Yên ra đời, một lần nữa khẳng định tài năngcủa ông trong bầu trời nghệ thuật thi ca Việt Nam.

Cuối năm 1993, ông cùng gia đình sang định cư tại Saint Paul, Minnesota, sau đó chuyển về sinh sống tại thành phố Houston, bang Texas, Mỹ cho đến ngày qua đời.

Tô Thùy Yên (trái) và họa sĩ Đinh Cường -Ảnh: TL

Nhận xét về văn chương của Tô Thùy Yên, nhà văn Nguyễn Ngọc Tuấn viết: “Thơ Tô Thùy Yên là sự kết hợp hoàn chỉnh và đẹp đẽ giữa hai yếu tố mà giới phê bình lý luận văn học tại Việt Nam thường nói đến: tính dân tộc và tính hiện đại. Có thể dễ dàng tìm thấy trong thơ Tô ThùyYên vô số những dấu vết của truyền thống bên cạnh vô số những điểm cách tân độc đáo: cả hai hài hòavới nhau làm cho thơ ông, ở những bài thành công nhất, có cái hoàn hảo của những tác phẩm cổ điển”.

Trong một bài viết của đăng trên báo Người Đô Thị vào năm 2017, nhà thơ Ý Nhi gọiTô Thùy Yên là “Gã du hành muôn năm muôn nơi”. “Như mọi nhà thơ lớn, khi bắt đầu, Tô Thùy Yên đã định vị chỗ đứng của mình. Thi sĩ 18 tuổi lựa chọn sự đối đầu. Với Thượng đế, “Đầu tôi cứng và trơn/ Thượng đế làm sao ngự”, với Hư vô: “Có đọc thuộc thánh thư/ Linh hồn tôi vẫn vậy/ Tôi vẫn không thể lạy/ Dù đứng trước hư vô”, với Cuộc đời: “Với thứ linh hồn quốc cấm/ Tôi tù tội chung thân”, với Thơ: “Tôi giựt giành đổ máu với tôi/ từng chữ một”. Và, thi sĩ chấp nhận nỗi cô đơn: “Tôi thấy đã mất mát/ Tất cả trừ cô đơn”, chấp nhận “cuộc tuần du bất tận… về nơi hẹn nào không định trước”, chấp nhận những đau đớn, những oan khiên, những trượt lỡ của cuộc đời. Đó là một lựa chọn có ý thức. Và vì vậy, đã được nhà thơ giữ trọn suốt một đời thơ dài hơn 60 năm.

Có thể nói, thơ Tô Thùy Yên là câu chuyện của “gã du hành muôn năm muôn nơi”. Cách khác, chính xác hơn, đó là cuộc độc thoại của con người đầy ý thức về cõi thế, về cõi người, về lẽ mất, còn, về dựng xây và hủy diệt, về hy vọng và tuyệt vọng...”, nhà thơ Ý Nhi viết.

Về bài hát Chiều trên phá Tam Giang

Đối với người yêu âm nhạc Việt Nam, nhà thơ Tô Thùy Yên được biết đến với bài thơ Chiều trên phá Tam Giang qua sự chắp cánh của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh trong bài hát cùng tên.

Theo chia sẻ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh lúc sinh thời, vào giai đoạn khoảng năm 1971, 1972, ông cùng nhà thơ Tô Thùy Yên cùng nhạc sĩ Phạm Duy từ Sài Gòn ra đến phá Tam Giang (Thừa Thiên – Huế), đây là vùng chiến sự ác liệt nhưng khung cảnh ở đây rất nên thơ hữu tình bởi trời mây nước mênh mông. Ngoại cảnh đã tác động mạnh mẽ vào hai con người thi sĩ và nhạc sĩ. Hai tâm hồn gặp nhau và không lâu sau đó, bài thơ về Phá Tam Giang ra đời. Từ những vần thơ của tha thiết, đầy hình ảnh và cảm xúc dâng trào Tô Thùy Yên nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã phổ nhạc, bài hát cũng trở nên bất hủ trong lòng giới mộ điệu âm nhạc với câu."Chiều trên phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận...em ơi, em ơi"...

Sau 44 năm vắng bóng, vào năm 2019 bài hát Chiều trên phá Tam Giang được Cục NTBD cấp phép phát hành tại Việt Nam từ tháng 3.2019. Ca sĩ Đức Tuấn là người đầu tiên thu thu âm kết hợp hai ca khúc Chiều trên phá Tam Giang và Trên đỉnh mùa Đông. Phát hành vào ngày 13.5 2019.

Trường Sa hành

Toujours il y eut cette clameur,
Toujours il y eut cette fureur...
(Saint John Perse)

Trường Sa! Trường Sa! Đảo chuếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề
Lính thú mươi người lạ sóng nước
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi

Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ

Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỉ
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên

Bốn trăm hải lý nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh

Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời

Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?

Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh

Mặt trời chiều rã rưng rưng biển
Vầng khói chim đen thảng thốt quần
Kinh động đất trời như cháy đảo...
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân

Ta ngồi bên đống lửa man rợ
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi

Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu

Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê

Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm, tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức âm u sáng
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng

Đất liền, ta gọi, nghe ta không?
Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc
Con chim động giấc gào cô đơn

Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu dòn như tiếng nứt hoa niên

Ôi lũ cây gầy ven bãi sụp
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh

San hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người

(3.1974)

Tô Thùy Yên

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tác giả bài thơ 'Chiều trên phá Tam Giang', nhà thơ Tô Thùy Yên qua đời ở Mỹ