Nhạc sĩ Trần Quang Lộc bị bệnh ung thư bàng quang phải phẫu thuật lần thứ 2 mới có thể cứu sống được, thế nhưng với một chi phí quá lớn, gia đình ông đang vất vả để xoay xở.

Tác giả bài ‘Có phải em là mùa thu Hà Nội’ không đủ tiền để chữa bệnh ung thư

Tiểu Vũ | 02/12/2017, 14:52

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc bị bệnh ung thư bàng quang phải phẫu thuật lần thứ 2 mới có thể cứu sống được, thế nhưng với một chi phí quá lớn, gia đình ông đang vất vả để xoay xở.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộcsinh năm1945, tạiQuảng Trị, theo học âm nhạc tạiTrường Quốc gia âm nhạc Huếnăm ông 20 tuổi. Ông bắt đầu sáng tác vào cuốithập niên 1960. Tuyển tập đầu tiên của ôngHát trong dòng sông xưađược xuất bản năm1970. Tên tuổi của Trần Quang Lộc gắn liền với những bản tình ca nổi tiếng nhưVề đây đây nghe em (phổ thơ Anh Khuê) Có phải là mùa thu Hà Nội (phổ thơ Tô Như Châu),Chợt nghe em hát, Định mệnh, Em còn nhớ Huế…Những bài hátcủa nhạc sĩTrần Quang Lộcđã ít nhiều tạo nên tên tuổi của nữ ca sĩ Thu Phương khi chị thể hiện rất thành cô rất nhiều tác phẩm của ông.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc thời còn mạnh khỏe - Ảnh: ANTĐ

Cho đến bây giờ côngchúng vẫn còn say đắm những tình khúc của Trần Quang Lộcbởi nhạc của ông manggiai điệu và ca từmượt mà, nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu lắng. Đặc biệt với tài năng của mình, Trần Quang Lộcđã thổi hồn và chắp cánh cho bài thơ Có phải em là mùa thu Hà Nội của nhà thơ Tô Như Châu.Bài bát ngay khi ra đời đãđược đón nhận nồng nhiệt từ các ca sĩ cũng như người nghe vìsựlãng mạn, mơ màng của mùa thu, lồng trong một khung cảnh cổ kính củaThăng Longxưa với lịch sử của"hồn Trưng Vương sông hát"... Cho đếnnay ca khúc này cũng đãtrở thành một trong những ca khúc hay nhất về Hà Nội.

Nổi tiếng và có cuộc sống dịch chuyển khắp mọi miềm đất nước, từ miền Tây, miền Trung rồi đếnSài Gòn nhưng cuối cùng ông chọn cho mình một cuộc sống giản dị bằng cáchẩn cư tại một xóm nhỏ ở ngoại ô thị xã Bà Rịa-Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Trong căn nhà nhỏ của mình, ông mở một lớp dạy nhạc nho nhỏ và chỉ kiếm sống duy nhất bằng cách đó.

Thế nhưng cách sống giản dị đó không tồn tại được bao lâu, 5 năm về trước, ông bắt đầu phát hiện mình mang bệnh, do phải thường xuyên lên TP.HCM khám và điều trị nên lớp dạy nhạc của ông cũng đóng cửa. Vậy là nguồn thu nhập chính của ông cũng chấm dứt. Ngoài số tiền ít ỏi từ tác quyền âm nhạc, nhạc sĩ Trần Quang Lộc không còn khoản thu nhập nào hết nên đời sống khó khăn lại chồng chất khó khăn.

NS Trần Quang Lộc tại bệnh viên Bình Dân (TP.HCM) sáng 2.12.2017 - Ảnh: T.V

Nhiều năm chống chọi với bệnh tật, để có tiền chạy chữa, gia đình ông sẵn sàng bán tất cả những gì có thể bán được nhưng bệnh tật của ông ngày càng trầm trọng hơn. Gần đây, ông bắt đầu đi tiểu ra máu và bị cơn đau dữ dội hành hạ nên gia đình đã đưa ông lên đi cấp cứu tại TP.HCM. Người nhà cho biết vì đưa đi kịp thời chứ không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Hiện tại nhạc sĩ Trần Quang Lộc đang điều trị tại khu Tiết niệu C, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM). Các bác sĩ xác định ông bịbệnh ung thư bàng quang và phải phẫu thuật nhiều lần thì mới hi vọng cứu sống được. Sau khi phẫu thuật lần thứ nhất, bệnh vẫn không thuyên giảm nên bác sĩ thông báo cho gia đình biết là sẽ phẫu thuật lần thứ hai. Chi phí cho lần phẫu phẫu này có thể lên đến hơn 150 triệu đồng.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc nhận cuộc gọi hỏi thăm sức khỏe của bạn bè - Ảnh: T.V

Bà Nguyễn Thị Thuận- vợ của nhạc sĩ Trần Quang Lộc cho biết hiện tại gia đình đang rất chật vật bối rối không biết xoay xở thế nào để có số tiền quá lớn đó. Gia đình cũng không còn cái gì giá trị để bán lấy tiền, kể cả cuốn sổ đỏ cũng đã mang đi cầm cố lấy tiền chi phí cho những lần chạy chữa trước đó.

Trước hoàn cảnh khó khăn của nhạc sĩ Trần Quang Lộc, nhà thơ Lâm Xuân Thi đã quyết định trích 10 triệu đồng từ “Quỹ Tình” thơ để hỗ trợ khẩn cấp cho ông chi phí trong những ngày chờ phẫu thuật. Hiện tại nhạc sĩ Trần Quang Lộc đang rất khó khăn, tuy nhiên ông vẫn tĩnh tại, chỉ có những người thân mong mỏi các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ để ông vượt qua bệnh tật tiếp tục dâng hiến cho đời những tình khúc hay.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tác giả bài ‘Có phải em là mùa thu Hà Nội’ không đủ tiền để chữa bệnh ung thư