Việc phát trực tuyến đã giúp sự nghiệp của các nghệ sĩ phát triển nhanh chóng nhưng chúng lại gây hại đến môi trường.

Sự phổ biến của K-pop góp phần vào biến đổi khí hậu?

Đan Thuỳ | 10/01/2022, 11:27

Việc phát trực tuyến đã giúp sự nghiệp của các nghệ sĩ phát triển nhanh chóng nhưng chúng lại gây hại đến môi trường.

Âm nhạc có thể được mua cả dưới hình thức kỹ thuật số và vật lý. Điều này sẽ giúp một nghệ sĩ có thể vươn lên dẫn đầu các bảng xếp hạng âm nhạc trong nước và toàn cầu. Ngoài ra, phát trực tuyến có giá trị riêng của nó. Số lượt xem, lượt thích và bình luận lớn nhất được làm tiêu chí cho các chương trình trao giải. Dần dà, những con số này lại được coi như thước đo cho sự nổi tiếng của nghệ sĩ, độ thành công của sản phẩm. Vì vậy, người hâm mộ bắt đầu ganh đua, tìm đủ mọi cách để nâng cao thành tích cho thần tượng.

Nhiều người hâm mộ không chỉ chi tiền mua đĩa nhạc mà còn tìm cách gia tăng danh tiếng cho thần tượng ở mảng lượt nghe. Đại diện tiêu biểu của số này có thể kể tới BlackPink và BTS.

anh-chup-man-hinh-2022-01-10-luc-10.17.25.png
BTS tại Lễ trao giải Âm nhạc Mỹ năm 2021 ở Los Angeles - Ảnh: Reuters 

Song việc phát trực tuyến cũng đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Điều đó đúng với tất cả các nghệ sĩ K-pop cũng như đối với bất kỳ thể loại âm nhạc nào khác.

Theo dữ liệu được cung cấp cho tờ Post liên quan đến một nghiên cứu gần đây từ Uswitch, 10 bài hát K-pop hàng đầu của nhóm BTS và Blackpink được phát trực tuyến trong năm 2021 trên nền tảng Spotify đã tạo ra hàng nghìn tấn khí thải carbon.

Dynamite đã mang về thành công vang dội cho BTS khi trở thành bài hát được phát trực tuyến nhiều nhất năm 2021 trên Spotify với hơn 1,19 tỉ lượt stream. Dựa trên ước tính của Carbon Trust về lượng khí thải carbon từ việc phát trực tuyến, số lượng nghe Dynamite trong năm 2021 sẽ chiếm hơn 3.600 tấn khí thải carbon. Để bù đắp điều này, hơn 151.000 cây xanh sẽ cần được trồng để hấp thụ lượng khí thải CO2 đó.

anh-chup-man-hinh-2022-01-10-luc-10.17.16.png
Biểu đồ hiển thị 10 bài hát K-pop hàng đầu trên Spotify trong năm 2021, cũng như tác động môi trường của chúng và chi phí để bù đắp lượng khí thải carbon từ  việc phát trực tuyến - Ảnh: SCMP

Nhìn chung, 10 bài hát K-pop được phát trực tuyến nhiều nhất trên Spotify trong năm 2021 sẽ cần khoảng 760.000 cây xanh được trồng trong thời gian 12 tháng để bù đắp lượng khí thải carbon.

Điều tương tự cũng được áp dụng cho các bản nhạc của nghệ sĩ âm nhạc thuộc các thể loại khác được phát trực tuyến trên Spotify. Ví dụ, theo Uswitch, Good 4 U của nữ ca sĩ Olivia Rodrigo đã được phát trực tuyến hơn 1 tỉ lần trên toàn cầu và đã gây ra 2.867 tấn khí thải carbon.

Năm 2021, nhóm nhạc đình đám BTS đã phát biểu về việc thực hiện hành động vì khí hậu tại Liên Hợp Quốc (UN), trong khi Blackpink được mệnh danh là những người ủng hộ các Mục tiêu phát triển bền vững của UN. Một nhóm hoạt động mang tên K-pop4Planet đã được thành lập bởi người hâm mộ K-pop vào năm ngoái với sứ mệnh giúp nâng cao nhận thức về hành động vì khí hậu. Bên cạnh đó, nhiều  người hâm mộ cũng đã tích cực trồng cây trong ngày sinh nhật của thần tượng cũng như vào các dịp đặc biệt khác.

Spotify và các nền tảng phát trực tuyến video và âm nhạc khác trong những năm gần đây đang ngày càng thừa nhận tác động của việc tiêu thụ năng lượng của  phát trực tuyến đối với sự nóng lên của trái đất. Để  khắc phục điều này họ đã đã cam kết thực hiện các bước để giảm lượng năng lượng mà khách hàng sử dụng, khi họ tiếp tục phát triển các nền tảng giải trí của mình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự phổ biến của K-pop góp phần vào biến đổi khí hậu?