Ở các nước phát triển có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện thấp, trong khi đó, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt trên?

Sự khác biệt giữa y tế Việt Nam và các nước phát triển là gì?

15/10/2019, 17:52

Ở các nước phát triển có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện thấp, trong khi đó, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt trên?

Nhân viên y tế, thân nhân bệnh nhân vệ sinh tay để hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện - Ảnh: minh họa

Chia sẻ tại Lễ phát động phong trào vệ sinh tay cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào chiều nay (15.10), TS.BS Phùng Mạnh Thắng - Quản lý khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: ở các nước phát triển, tỷ lệ nhiễm khuẩn trong bệnh viện thấp, chỉ có khoảng 1 đến 2%, trong khi đó, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện lên đến từ 5 đến 10%.

“Sự khác biệt lớn nhất của y tế ở các nước phát triển và Việt Nam đó là y tế các nước phát triển thì nhân viên y tế chăm sóc toàn bộ bệnh nhân, còn ở Việt Nam việc chăm sóc người bệnh có một phần sự tham gia của thân nhân”, bác sĩ Thắng chia sẻ.

Theo bác sĩ Thắng, chính sự chăm sóc bệnh nhân ở các bệnh viện ở Việt Nam có một phần sự tham gia của thân nhân người bệnh khiến cho tình trạng nhiễm khuẩn trong bệnh viện tăng cao. Nhiễm khuẩn bệnh viện khiến cho bệnh nhân nặng hơn, thậm chí dẫn đến tử vong; kéo dài thời gian điều trị; kéo dài thời gian không đi lại được cho bệnh nhân; tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và cho cả hệ thống bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Bác sĩ Thắng cho rằng, vệ sinh tay cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất trong việc giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Để làm được điều này cần phải tăng cường nhận thức vệ sinh tay cho bệnh nhân, thân nhân và biết được tầm quan trọng của việc rửa tay.

Việc rửa tay đối với bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân phải thực hiện theo 7 bước gồm: lấy achohol, chà achohol, chà lòng bàn tay này vào mu bàn tay kia, chà 2 lòng bàn tay vào nhau, chà mặt ngoài các ngón tay vào lòng bàn tay kia, dùng bàn tay này xoa ngón cái bàn tay kia, xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia.

Bác sĩ Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết trong thời gian qua bệnh viện này thường xuyên đẩy mạnh công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện bằng nhiều giải pháp khác nhau, trong đó đặc biệt chú trọng đến vệ sinh tay cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân.

Thông qua những buổi lễ phát động phong trào vệ sinh tay cho bệnh nhân và thân nhân, bệnh viện đã phổ biến những kiến thức về rửa tay cho các thân nhân bệnh nhân- những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân hiểu được phương pháp rửa tay đúng cũng như rửa tay thường xuyên để hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện. Do đó, Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện có tỷ lệ nhiễm khuẩn thấp. Hiện nay tỷ lệ nhiễm khuẩn của bệnh viện này chỉ khoảng 3% đến 5%.

Theo các chuyên gia y tế, để tăng cường việc tuân thủ vệ sinh tay đối với thân nhân bệnh nhân, các cơ sở y tế cần phải thay đổi hệ thống, trong đó tập trung tăng cường sát khuẩn tay bằng cồn, cung cấp đầy đủ bồn rửa có nước sạch cho tất cả bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân sử dụng; tập huấn cho bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân; nhắc nhở thực hành vệ sinh tay và tạo văn hóa an toàn trong bệnh viện.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự khác biệt giữa y tế Việt Nam và các nước phát triển là gì?