SpaceX lần đầu tiên thử nghiệm động cơ của tên lửa đẩy Super Heavy vào ngày 9.8, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển hệ thống vận chuyển không gian sâu Starship.

SpaceX kích hoạt tàu Starship và tên lửa Super Heavy trước chuyến bay lịch sử

Long Hải | 10/08/2022, 16:12

SpaceX lần đầu tiên thử nghiệm động cơ của tên lửa đẩy Super Heavy vào ngày 9.8, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển hệ thống vận chuyển không gian sâu Starship.

thu-nghiem1.jpg
SpaceX lần đầu tiên thử nghiệm động cơ của tên lửa đẩy Super Heavy - Ảnh: SpaceX

SpaceX đang phát triển hệ thống phóng Starship - Super Heavy nhằm đưa người và hàng hóa đến Mặt trăng và sao Hỏa. Phiên bản tên lửa Super Heavy vừa thử nghiệm ngàu 9.8 là nguyên mẫu Booster 7, được lên kế hoạch phóng trong chuyến bay quỹ đạo đầu tiên của chương trình Starship trong những tháng tới. Việc kiểm tra động cơ nhằm chuẩn bị cho sứ mệnh này.

Đại diện SpaceX cho biết, cuộc thử nghiệm diễn ra tại căn cứ không gian Starbase ở phía nam Texas và liên quan đến một trong số 33 động cơ Raptor của Super Heavy. Tuy nhiên, sau đó các động cơ của Booster 7 đã được khai hỏa trong khi tên lửa vẫn được neo vào bệ phóng trong một thử nghiệm được gọi là cháy tĩnh.

Video thử nghiệm cháy tĩnh động cơ tên lửa Super Heavy

Hệ thống vận chuyển không gian sâu Starship bao gồm tên lửa Super Heavy cao 70 mét và tàu vũ trụ Starship khổng lồ cao 50 mét. Cả hai phương tiện đều được trang bị động cơ Raptor thế hệ tiếp theo, mạnh hơn nhiều so với động cơ Merlin mà SpaceX sử dụng với tên lửa Falcon 9 và Falcon Heavy.

Theo SpaceX, động cơ Raptor V2 có chi phí đắt gấp rưỡi so với phiên bản trước đó là V1.5 nhưng cũng mạnh và đáng tin cậy hơn hẳn. SpaceX có thể nâng lực đẩy tối đa của Raptor lên thêm 25%, đạt lực đẩy 230 tấn ở mực nước biển. Trong khi đó, động cơ Raptor V1.5 trên nguyên mẫu Starship SN8-11 và SN15 sản sinh lực đẩy khoảng 185 tấn.

Hệ thống Starship cũng được thiết kế để có thể tái sử dụng hoàn toàn sau mỗi lần phóng. Việc này cho phép các bộ phận chính của tên lửa không bị vứt bỏ trên biển hoặc bị đốt cháy trong quá trình trở lại bầu khí quyển. Các bộ phận chính của hệ thống Starship sau đó có thể được sửa lại và tiếp tục bay, giúp giảm chi phí cho SpaceX.

Khi rời khỏi bệ phóng, hệ thống Starship gồm 2 phần chính sẽ bắt đầu bay về phía quỹ đạo dự định từ trước. Khi tầng phi thuyền được tách ra trong không gian, tầng Super Heavy sẽ bay ngược lại quay trở về Trái đất. Khi hạ cánh, Super Heavy sẽ tự động triển khai các cấu trúc thép được gọi là “lưới vây” từ các mặt của tên lửa. Phần vây hạ cánh này giúp tên lửa chuyển hướng trong giai đoạn trở lại bệ phóng.

ship.jpg
Phi thuyền sau khi tách khỏi Super Heavy - Ảnh: SpaceX

Các nguyên mẫu tầng trên của Starship đã được phóng trong các chuyến bay thử nghiệm trước đây và đạt độ cao tối đa 10 km. Những chuyến bay đó liên quan đến các nguyên mẫu có 3 động cơ Raptor, trong khi nguyên mẫu Starship cuối cùng sẽ bao gồm 6 động cơ Raptor.

Nguyên mẫu tàu Starship S24 hiện tại cũng đã có một buổi thử nghiệm sau hoạt động của tên lửa Super Heavy Booster 7. SpaceX đã tiến hành thử nghiệm cháy tĩnh với 2 trong số 6 động cơ Raptor của Starship S24. Công ty có thể sẽ thực hiện nhiều thử nghiệm hơn nữa trước khi Booster 7 và Starship S24 sẵn sàng cho vụ phóng mang tính bước ngoặt.

Video tàu Starship thử nghiệm cháy tĩnh với 2 động cơ Raptor

Chưa có nguyên mẫu tên lửa Super Heavy nào rời khỏi mặt đất. Tuy nhiên, chuyến bay thử nghiệm quỹ đạo sắp tới sẽ thay đổi điều đó nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch. Trong nhiệm vụ này, tên lửa Booster 7 sẽ phóng một nguyên mẫu tàu Starship S24 có 6 động cơ lên quỹ đạo. Sau đó, Booster 7 sẽ hạ cánh xuống vịnh Mexico và Starship S24 sẽ bay vòng quanh Trái đất một lần trước khi lao xuống gần đảo Kauai của Hawaii.

Mặc dù thử nghiệm ngày 9.8 đã đánh dấu vụ cháy tĩnh đầu tiên của tên lửa Booster 7 trên bệ phóng, nhưng nó đã bùng cháy tại Starbase trước đó. Vào ngày 11.7, trong quá trình thử nghiệm quay vòng của tên lửa đẩy Booster 7, một nguồn lửa chưa xác định đã đốt cháy khí xung quanh bệ phóng của Starship và tạo ra một vụ nổ bất ngờ. Rất may là sự cố này không làm thiệt hại nghiêm trọng cho Booster 7 hoặc khu vực xung quanh, tàu Starship 24 gần đó cũng không bị hư hại.

Video vụ nổ bất ngờ xung quanh bệ phóng của Starship

Bài liên quan
SpaceX không thu hồi phần đẩy tên lửa trong lần thử nghiệm mới nhất
Trong lần thứ 6 phóng thử nghiệm Starship ngày 19.11, Công ty SpaceX không dùng cánh tay lớn bắt lại phần đẩy của tên lửa như dự kiến.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
SpaceX kích hoạt tàu Starship và tên lửa Super Heavy trước chuyến bay lịch sử