BM-30 Smerch của Nga và M270 MLRS của Mỹ là 2 hệ thống pháo phản lực hàng đầu thế giới, với uy lực rất lớn chúng được coi là “sát thủ” đối với bộ binh trên chiến trường.

So sánh hai hệ thống pháo phản lực hàng đầu thế giới của Nga và Mỹ

Một Thế Giới | 28/11/2014, 07:00

BM-30 Smerch của Nga và M270 MLRS của Mỹ là 2 hệ thống pháo phản lực hàng đầu thế giới, với uy lực rất lớn chúng được coi là “sát thủ” đối với bộ binh trên chiến trường.

Hai loại pháo phản lực này được thiết kế với nhiệm vụ khác nhau. Trong khi BM-30 Smerch được thiết kế nhằm ngăn chặn số lượng lớn kẻ địch trên chiến trường thì M270 lại có nhiệm vụ hỗ trợ, chi viện hỏa lực.
he thong phao phan luc
Hệ thống pháo phản lực BM-30 Smerch của Nga
he thong phao phan luc
Hệ thống pháo phản lực M270 MLRS của Mỹ
BM-30 Smerch (Smerch trong tiếng Nga có nghĩa là cơn lốc), là pháo phản lực nhiều nòng của Nga để chống người, xe thiết giáp nhẹ tập trung, trận địa pháo, trung tâm chỉ huy, kho đạn, chặn đường giao thông.
BM-30 mang theo các hệ thống cảm biến và tính toán mạnh, máy bay không người lái cho phép tự trinh sát, tính toán và dẫn đường đầu đạn. Nhờ đó, nó hoạt động mạnh và chính xác. Bệ phóng Smerch lắp giàn phóng 12 nòng cỡ 300mm có thể bắn nhiều loại đạn, tất cả đều đạt tầm bắn từ 20-70km, riêng đạn nổ phá mảnh 9M528 đạt tầm bắn xa tới 90km.
he thong phao phan luc
BM-30 hoạt động mạnh và chính xác, có thể bắn nhiều loại đạn, đạt tầm bắn từ 20-90km
Trong khi đó, hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 đặt trên khung thân xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley khi khai hỏa sẽ phóng 8.000 đầu đạn (nhỏ) trong 60 giây với tầm bắn khoảng 32km. Tương tự như BM-30, M270 có thể bắn khá nhiều loại đạn, trong đó nếu sử dụng đạn tăng tầm M26A1/A2, có thể bắn tới cự ly 45km. Tuy nhiên, khoảng cách này vẫn thua tầm bắn của BM-30.
Bù lại, M270 có thể được dùng làm “bệ phóng” tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140. Đây là điểm mà dòng pháo phản lực Nga không có. MGM-140 có tầm bắn 150km, thậm chí 300km nếu sử dụng đạn có điều khiển tân tiến hơn.
he thong phao phan luc
M270 có lợi thế thời gian tiếp đạn ngắn, tính linh hoạt cao, có tầm bắn từ 30-45km
Bên cạnh đó, thay vì sử dụng ống phóng cố định, M270 có thiết kế kiểu module, đạn rocket được chứa trong container có thể tháo lắp. Nhờ vậy, công việc bảo quản trở nên đơn giản, thời hạn sử dụng của đạn kéo dài tới 10 năm, tiết kiệm thời gian khi nạp và tái nạp (5-10 phút), trong khi BM-30 mất khoảng 30 phút.
Như vậy, so với pháo phản lực BM-30 của Nga, pháo phản lực M270 của Mỹ tuy thua về tầm bắn nhưng độ chính xác khá cao, tiết kiệm thời gian khi nạp và tái nạp và sức công phá không thua kém.
Video hoạt động của hệ thống pháo phản lực BM-30 Smerch của Nga:

Video hoạt động của hệ thống pháo phản lực M270 MLRS của Mỹ:
Video so sánh hai hệ thống pháo phản lực BM-30 Smerch và M270 MLRS:
Long Hải (tổng hợp) 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
So sánh hai hệ thống pháo phản lực hàng đầu thế giới của Nga và Mỹ