Tại phiên họp thứ 22 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục trong chiều 12.3 đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Sinh viên sư phạm có thể không được miễn học phí nhưng sẽ được vay tín dụng sư phạm

Hải Yến | 13/03/2018, 16:14

Tại phiên họp thứ 22 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục trong chiều 12.3 đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Dự thảo luật dự kiến sửa đổi, bổ sung đối với 50 điều, bãi bỏ 10 điều của Luật Giáo dục hiện hành, bổ sung 1 mục và 3 điều mới, thay thế hoặc bãi bỏ một số thuật ngữ để phù hợp với pháp luật hiện hành.

Các nội dung được sửa đổi liên quan đến hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục, chương trình giáo dục và văn bằng, chứng chỉ để bổ sung tính mở, liên thông của hệ thống giáo dục quốc dân; điều chỉnh mục tiêu giáo dục, chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực, khả năng cá nhân người học.

Về chính sách thu hút học sinh, sinh viên sư phạm, Dự thảo Luật đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng quy định được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.

Theo ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Thường trực Ủy ban có 2 loại ý kiến về vấn đề này. Ý kiến thứ nhất án thành với nội dung sửa đổi để thực hiện chi trả chính sách đúng đối tượng làm việc trong ngành giáo dục. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học; bổ sung quy định về việc hoàn trả học phí trong trường hợp người học tự đóng học phí.

Ý kiến thứ 2 được đưa ra là giữ lại quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm để thể hiện rõ quan điểm ưu tiên, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

Liên quan đến đề xuất không miễn học phí cho sinh viên sư phạm nữa mà áp dụng theo hình thức tín dụng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, đây là điểm mới, vì vậy phải tổng kết chính sách miễn học phí cho sinh viên trong thời gian qua, để có cơ sở nghiên cứu kỹ hơn khi thay đổi chính sách mới.

Hiện chính phủ cho biết dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung quy định quản lý nhà nước về giáo dục, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo. Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì cần đổi mới mạnh mẽ quản lý giáo dục, mở đường cho những vận động, đổi mới và sáng tạo khác trong tổ chức giáo dục.

Chia sẻ với phóng viên bên lề, khi kỳ thi cấp quốc gia 2018 đang tới gần, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) cho rằng năm 2018 các thí sinh nên cân nhắc một cách kỹ lưỡng nhất trước khi đăng ký nguyện vọng của mình vào các trường. "Trong qúa trình tham khảo ý kiến các trường thì chúng tôi cũng nhận thấy là các trường thiên về năng khiếu như sư phạm nghệ thuật, sư phạm mỹ thuật, sư phạm thể dục thể thao thì có thể đảm bảo chất lượng. Nếu như có sự lo lắng về đầu ra của ngành sư phạm thì chúng ta hiểu rằng đầu ra là những chính sách, chế độ tuyển dụng, cái đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên chúng tôi sẽ cùng các Bộ, ban, ngành sẽ cùng để có ràsoát những chính sách để luật Giáo dục sửa đổi lần này sẽ hợp lý nhất cho giáo viên”, bà Phụng nhấn mạnh.

Theo bà Phụng, chỉ tiêu tuyển sinh giáo viên đã dựa vào nhu cầu sử dụng lao động thì tỷ lệ việc làm sau đại học sẽ được đảm bảo hơn. Đó là yếu tố thu hút các em học sinh giỏi vào trường sư phạm. Các trường phải khảo sát thị trường để có những định hướng phát triển, các ngành sư phạm của trường mình.

“Chúng tôi đang cùng các trường sư phạm, các ngành sư phạmkhảo sát thông tin để quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm. Rồi sẽ dự tính về quy mô đào tạo trong những năm tới trên cơ sở dân số, nhu cầu học tập. Trên cơ sở những quy hoạch có tính dài hơi hơn thì các trường cũng có những kế hoạch chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với lực lượng của mình”, bà Phụng cho biết thêm.

Dạ Thảo

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên sư phạm có thể không được miễn học phí nhưng sẽ được vay tín dụng sư phạm