Chia sẻ cùng ngư dân tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm trên biển, các sinh viên Đà Nẵng đã quyên góp tiền tiết kiệm nuôi heo đất để có phần quà động viên ngư dân vươn khơi.

Sinh viên Đà Nẵng hỗ trợ tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm

Một Thế Giới | 08/01/2016, 12:35

Chia sẻ cùng ngư dân tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm trên biển, các sinh viên Đà Nẵng đã quyên góp tiền tiết kiệm nuôi heo đất để có phần quà động viên ngư dân vươn khơi.

Phần quà hơn 10 triệu đồng được trao cho ngư dân Huỳnh Thạch (Đức Phổ, Quảng Ngãi) do các bạn sinh viên trường ĐH Đông Á Đà Nẵng trích từ quỹ ‘nuôi heo đất’.
"Ngay sau khi biết tin tàu cá của thuyền trưởng Thạch gặp nạn trên biển, chương trình nuôi heo đất nhanh chóng được nhân rộng vì các bạn sinh viên mong muốn dành thêm phần tiết kiệm giúp đỡ ngư dân bám biển", anh Vũ Hồng Nhật, Bí thư đoàn thanh niên ĐH Đông Á nói.
Trước tấm lòng của các bạn sinh viên, thuyền trưởng Thạch tâm sự: "Tôi thực sự xúc động và cảm thấy ấm lòng khi các em sinh viên đã cùng chung tay giúp đỡ gia đình".
Tàu cá QNg 98459 TS do ông Huỳnh Thạch (44 tuổi, trú thôn Phần Thất, xã Phổ Quang, Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng.
Sinh vien Da Nang ho tro tau ca Quang Ngai bi dam chim-hinh-anh-1
 Hình ảnh tàu cá bị đâm vỡ tan cabin- Ảnh: Lê Đình Dũng.
Ông Thạch cùng 9 thuyền viên bị ‘tàu lạ’ đâm chìm ở cửa vịnh Bắc Bộ trưa 1.1.2016. Sau khi được các tàu cá cùng quê cứu nạn, chiều 2.1, tàu cá QNg 98459 TS cùng 10 thuyền viên đã được lai dắt về vịnh Mân Quang, Đà Nẵng.
Theo ông Thạch, qua kiểm kê tài sản, tàu bị thiệt hại hơn 2 tỉ đồng, trong đó phía bảo hiểm có thể chi trả được 1,6 tỉ đồng.
Sau vụ việc, ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, thông qua đường dây nóng đã gửi công văn sang phía Trung Quốc đề nghị xác minh làm rõ thông tin tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm. Ông Lê cho hay phía TQ đã tiếp nhận công văn và nói sẽ kiểm tra về số hiệu, thông tin về tàu gây tai nạn.
Báo cáo từ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Đà Nẵng cho hay: “Trong năm 2015 Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự bành trướng của mình trên biển Đông qua những hành động như: ra quyết định thiết lập 4 ban vũ trang nhân dân ở Hoàng Sa; đẩy mạnh hoạt động cải tạo, xây dựng các công trình quân sự trên các đảo chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mưu đồ thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)”.
“Bên cạnh đó, TQ thường xuyên duy trì các loại tàu quân sự, tàu chấp pháp, máy bay tuần tra xua đuổi, bắt giữ tàu cá, cản trở các hoạt động cứu hộ cứu nạn, hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đơn phương cấm đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”.
Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên Đà Nẵng hỗ trợ tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm