Một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia và nhà phân tích kinh tế trong và ngoài nước những ngày gần đây là đề xuất một ủy ban đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, theo đó sẽ tập trung việc quản lý các tập đoàn và tổng công ty nhà nước lớn từ các bộ ngành vào cho ủy ban này, nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các chủ thể này. Nhưng liệu đây có phải là bình mới rượu cũ?

Siêu ủy ban 5 triệu tỷ: vẫn chỉ là bình mới rượu cũ?

Nhàn Đàm | 24/07/2016, 10:57

Một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia và nhà phân tích kinh tế trong và ngoài nước những ngày gần đây là đề xuất một ủy ban đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, theo đó sẽ tập trung việc quản lý các tập đoàn và tổng công ty nhà nước lớn từ các bộ ngành vào cho ủy ban này, nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các chủ thể này. Nhưng liệu đây có phải là bình mới rượu cũ?

Với tổng giá trị nguồn vốn Nhà nước sở hữu lên tới hơn 100 tỷ USD tại khoảng 30 tập đoàn và tổng công ty theo kế hoạch sẽ trực thuộc ủy ban này, thì rõ ràng vai trò và tầm quan trọng của đề xuất thành lập ủy ban này là rất lớn đối với tương lai nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, dự thảo nghị định về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước được Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) vừa hoàn thành lại đang nhận được những đánh giá không mấy tích cực.

Vì xét một cách cơ bản, mô hình tổ chức và hoạt động của ủy ban được dự thảo nghị định này đề xuất, không khác là mấy so với các mô hình cũ trước đó đã chứng tỏ sự thiếu hiệu quả. Và liệu có phải câu chuyện “bình mới rượu cũ” lại một lần nữa được lặp lại?

Không khó để nhận ra rằng, mô hình tổ chức và hoạt động của ủy ban được dự thảo nghị định do CIEM soạn thảokhông khác biệt là bao so với một số mô hình Việt Nam đã từng thực hiện trước đó, điển hình như SCIC hay gần giống với VAMC (Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam).

Trước hết, về cách thức phân cấp quản lý, có thể thấy rõ rằng mô hình ủy ban đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước này vẫn là một cơ quan trực thuộc Nhà nước; cụ thể theo nghị định thì ủy ban này sẽ trực thuộc chính phủ và chịu sự quản lý nhà nước của các bộ, các cơ quan ngang bộ theo ngành. Nói cách khác, ủy ban này là một cơ quan quản lý của nhà nước, và chịu sự chi phối chặt chẽ của Nhà nước, chính phủ, thậm chí của cả các bộ và cơ quan ngang bộ.

So sánh về cách thức hoạt động, thì ủy ban đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước này cũng không quá khác biệt so với SCIC hay kể cả VAMC, dù theo dự thảo nghị định ủy ban này sẽ được tích hợp thêm nhiều chức năng mới và quan trọng hơn. Ngoài nhiệm vụ chính là tối đa hóa hiệu quả đầu tư thì ủy ban này còn phải trực tiếp thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Sự can thiệp mạnh mẽ của yếu tố chính trị, trong khi quy mô khối tài sản phải nắm giữ và quản lý quá lớn, và nhất lại là phải nắm giữ và thực hiện quá nhiều chức năng và nhiệm vụ - đó là lý do vì sao dấu hỏi đặt ra cho ủy ban này về hiệu quả hoạt động lại đang nhiều hơn bao giờ hết, và vì sao ủy ban này lại đang có nhiều khả năng sẽ lặp lại sự thiếu hiệu quả đã từng diễn ra với SCIC hay VAMC trước đó.

Có thể nói, so với mô hình được dự thảo nghị định ghi nhận là hình mẫu tham khảo là các cơ quan chuyên trách tương tự ở nhiều nước trên thế giới, điển hình là mô hình Temasek Holdings của Singapore, thì mô hình được đề xuất của ủy ban đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước này khác biệt hoàn toàn.

Trước hết, đặc điểm quan trọng nhất của mô hình Temasek là sự độc lập và táchkhỏi sựcan thiệp chính trị. Đúng là tổng thống Singapore có quyền phê chuẩn bổ nhiệm các vị trí chủ chốt trong công ty nhưng chính phủ sẽ không thể can thiệp vào hoạt động của Temasek mà chỉ nắm giữ vai trò cổ đông chi phối. Và đặc điểm quan trọng thứ hai, là việc Temasek chỉ tập trung vào quản lý vốn nhà nước thông qua hiệu quả đầu tư kinh doanh tại các doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ cổ phần ít nhất là 20%.

Sự tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ quản lý vốn thông qua gia tăng hiệu quả đầu tư kinh doanh này cho phép Temasek đạt được hiệu quả kinh tế rất cao và trở thành cỗ máy đầu tư đầy hiệu quả của chính phủ Singapore, cũng như trở thành hình mẫu cho các định hướng cải cách các DNNN tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, dễ dàng nhận ra cả hai đặc điểm quan trọng nhất đem lại thành công rực rỡ cho mô hình Temasek lại gần như không xuất hiện trong mô hình ủy ban đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước mà dự thảo nghị định đưa ra. Ủy ban này về cơ bản vẫn là một cơ quan quản lý trực thuộc Nhà nước và chính phủ, thậm chí chịu sự quản lý của cả các bộ và cơ quan ngang bộ.

Ủy ban cũng không được phép tập trung vào nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước thông qua gia tăng hiệu quả đầu tư kinh doanh tại các DNNN, mà còn phải kiêm nhiệm thêm hàng loạt các nhiệm vụ khác như thoái vốn, cổ phần hóa, tái cơ cấu, sắp xếp và đổi mới hoạt động.

Chưa kể hàng loạt những sự khác biệt quan trọng khác, chẳng hạn như nhân sự của hội đồng quản trị và ban giám đốc của Temasek bao gồm nhiều thành viên độc lập kể cả không mang quốc tịch Singapore và hầu hết là những nhà quản lý cấp cao của những công ty lớn và có nhiều kinh nghiệm và khả năng trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh và quản lý vốn.

Trong khi đó, nếu ủy ban đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được thành lập, thành viên của nó chủ yếu sẽ là cán bộ, viên chức lấy từ các bộ ngành và các cơ quan quản lý – vốn là những người không có nhiều kinh nghiệm và khả năng trở thành nhà quản lý và đầu tư kinh doanh chuyên nghiệp để có thể đem lại hiệu quả cao.

Đề xuất mới đây của Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc về việc nên thiết lập 2-3 tập đoàn đầu tư tài chính nhà nước, thực hiện quản lý vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần, có thể là một gợi ý đáng xem xét.

Hai hoặc ba tập đoàn đầu tư tài chính nhà nước này sẽ chỉ tập trung vào vấn đề quản lý vốn nhà nước thông qua gia tăng hiệu quả đầu tư kinh doanh mà thôi, và sẽ tách biệt với các cơ quan quản lý nhà nước và chỉ chịu sự giám sát của Quốc hội mà thôi. Nói cách khác là một mô hình tương đồng với mô hình Temasek của Singapore, trong đó tập trung vào 2 vấn đề chính quan trọng nhất là: Độc lập và tách bạch khỏi can thiệp chính trị, và chỉ tập trung vào việc gia tăng hiệu quả đầu tư kinh doanh vốn.

Các quá trình khác như thoái vốn, cổ phần hóa hay tái cấu trúc sẽ tùy sự quyết định của thị trường với những DNNN nào thực sự cần thiết thông qua hiệu quả đầu tư kinh doanh. Còn nếu như tiếp tục theo đuổi mô hình ủy ban có bề ngoài có vẻ giống Temasek nhưng bêntrong lại khác hoàn toàn, thì chung quy lại vẫn chỉ là bình mới rượu cũ mà thôi.

Nhàn Đàm (theo The Saigon Times, CafeF)
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Siêu ủy ban 5 triệu tỷ: vẫn chỉ là bình mới rượu cũ?