Theo Bộ Tài chính, dự án Giao thông đường thủy xuyên Á và thủy điện trên sông Hồng do Công ty Xuân Thiện - một trong những công ty con của Tập đoàn ThaiGroup của ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) đề xuất không chỉ tác động lớn đến môi trường mà còn không có khả năng tự hoàn vốn.

Siêu dự án tỉ đô dọc sông Hồng của bầu Thụy không có khả năng hoàn vốn

Duyên Duyên | 06/05/2016, 20:22

Theo Bộ Tài chính, dự án Giao thông đường thủy xuyên Á và thủy điện trên sông Hồng do Công ty Xuân Thiện - một trong những công ty con của Tập đoàn ThaiGroup của ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) đề xuất không chỉ tác động lớn đến môi trường mà còn không có khả năng tự hoàn vốn.

Phải cẩn trọng về vấn đề môi trường

Siêu sự án tỉ đô dọc sông Hồng của bầu Thụy đang làm nóng dư luận trong thời gian gần đây. Hàng loạt các vấn đề về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, đặc biệt là các tác động đến môi trường... đang được đặt ra.

Chính vì vậy, khi đánh giá về dự án 1,1 tỉ USD này, Bộ Tài chính tỏ ra khá thận trọng và cho rằngviệc xây dựng thủy điện vốn yêu cầu kỹ thuật, an toàn nghiêm ngặt, do đó việc kết hợp công trình này với các cảng giao thương cần đánh giá tác động qua lại, rủi ro, có phương án giải quyết khi xảy ra sự cố.

Bộ Tài chính kêu gọi các bộ quản lý chuyên ngành có liên quan nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng tác động của dự án đến môi trường sinh thái nhữngvùng bịảnh hưởng của dự án; các vấn đề tác động khả năng thoát lũ, sạt lở bờ sông, tác động của dự án đến chất lượng nguồn nước và cân bằng nước, an toàn của các công trình có liên quan và các vấn đề môi trường sinh thái khác.

Vấn đề môi trường cũng được Bộ Tài nguyên -Môi trường và Bộ Nông nghiệp -Phát triển nông thôn quan tâm.

Bộ Tài nguyên -Môi trường không phủ nhận sự cần thiết của dự án, nhưng bộ này lưu ý cần có đánh giá chi tiết tác động đến tài nguyên nước, chất lượng nước, biến đổi lòng sôngtrước khi xây dựng các công trình đầu mối như đập dâng nước, hệ thống cảng thủy nội địa và công trình thủy điện trên sông Hồng đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì.

"Phải có các biện pháp chống sạt lở đất hai bờ và quy hoạch nhu cầu sử dụng đất của dự án. Các khoáng sản như cát, sỏi trong quá trình nạo vét cần được nộp lại cho Nhà nước theo quy định", bộ này nhận định.

Nguy cơ ngập lụt thượng lưu, khả năng thoát lũ, bồi lắng trước công trình, xói sau công trình, an toàn hệ thống đê điều, tiêu thoát nước, lấy nước của hệ thống công trình thủy lợi hai bên bờ sông... chính là những lo ngại từBộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.

Bộ này cho rằngdự án có thể dẫn đến mất cân bằng cát vùng hạ du do lượng bùn cát được giữ lại khi có công trình, tác động đến nông nghiệp, đất rừng, di dân tái định cư. Dự án còn phải tính đến quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông, quy hoạch phát triển điện lực.

Không có khả năng hoàn vốn!

Không có khả năng hoàn vốn là nhận định của Bộ Tài chính khi xem xét đến tính khả thi của dự án.

Bộ Tài chính cho biết, theo hồ sơ, dự án có tổng mức đầu tư 24.510 tỉ đồng, tuy nhiên các yếu tố tính toán mới chỉ mang tính sơ bộ, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như công nghệ, giải phóng mặt bằng, các điều kiện vay vốn... nên cần phải rà soát, chuẩn xác lại tổng mức đầu tư, tính toán lại hiệu quả kinh tế của dự án.

Về phương án huy động vốn của dự án, Bộ Tài chính cho rằngtrong tổng mức đầu tư hơn 24.000 tỉ thì vốn tự có của doanh nghiệp là 30%, tức là 7.353 tỉđồng. Tuy nhiên Công ty Xuân Thiện chỉ có vốn điều lệ là 1.200 tỉ, cho nên nhà đầu tư cần chứng minh năng lực tài chính, phương án và khả năng huy động vốn chủ sở hữu để thực hiện.

Đối với nguồn thu từ bán điện, chủ đầu tư cho biếttrong giai đoạn 2021-2026 là 1.900 đồng/kwh và tăng dần trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên Bộ Tài chính cho rằngtheo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, giai đoạn 2020-2030cơ cấu nguồn điện theo hướng thủy điện giảm dần, nguồn nhiệt điện than và điện tái tạo sẽ tăng lên, đồng thời ưu tiên vận hành nhà máy nhiệt điện than khu vực miền Bắc. Điều này đồng nghĩa với giá bán điện nguồn thủy điện sẽ cạnh tranh gay gắt hơn. Nhà đầu tư có thể đứng trước rủi ro không bán được điện do không cạnh tranh được về giá, không đảm bảo hiệu quả dự án.

"Đây là dự án đa mục tiêu, có tổng mức đầu tư lớn, góp phần phát triển hệ thống giao thông đường thủy, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện nâng cao đời sống dân cư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội... Dự án không đảm bảo khả năng tự hoàn vốn, vì vậy trong trường hợp dự án đáp ứng được các điều kiện về tác động môi trường sinh thái thì các bộ ngành nên xây dựng cơ chế đặc thù cho dự án để đảm bảo tính khả thi", Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Siêu dự án tỉ đô dọc sông Hồng của bầu Thụy không có khả năng hoàn vốn