Ngày 20.6, HĐXX TAND cấp cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử vụ góp vốn 800 tỉ đồng của PVN vào OceanBank (OJB). Theo đó, HĐXX đã xét hỏi các bị cáo nguyên là thành viên Hội đồng Thành viên (HĐTV) PVN bị đưa ra xét xử với tội danh “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Sếp PVN ký nghị quyết góp vốn vào OceanBank do không... nắm được luật

Thu Anh | 20/06/2018, 12:57

Ngày 20.6, HĐXX TAND cấp cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử vụ góp vốn 800 tỉ đồng của PVN vào OceanBank (OJB). Theo đó, HĐXX đã xét hỏi các bị cáo nguyên là thành viên Hội đồng Thành viên (HĐTV) PVN bị đưa ra xét xử với tội danh “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ký do không nắm được luật

Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Thanh Liêm khai được bổ nhiệm làmthành viên HĐTV PVN từ tháng 11.2009 – tháng 3.2015. Trong 3 lần góp vốn, bị cáo tham gia vào lần góp vốn thứ 3 (100 tỉ đồng).

Theo bị cáo Liêm, bị cáo không biết rõ Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) và vì tính chất công việc bận rộn nên chưa cập nhật được. Việc ký đồng ý vào nghị quyết góp vốn lần 3, bị cáo thấy không sai và chỉ biết sai khi được làm việc với CQĐT.

Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Liêm kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạtdo không nắm được luật và có sai sót nhưng bị cáo khẳng định không có mục đích tư lợi cá nhân, vai trò của bị cáo là sai phạm nhưng rất mờ nhạt.

Ngoài ra, bị cáo Liêm cũng trình bày những đóng góp cho ngành dầu khí để làm tình tiết giảm nhẹ; đồng thời, bị cáo Liêm cũng xin không phải bồi thường nhưng trong quá trình điều tra và xét xử, nếu phải bồi thường, bị cáo mong HĐXX sẽ xem xét kỹ lưỡng và cho bị cáo được khắc phục ở mức thấp hơn.

Trước đó, Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên bị cáo Nguyễn Thanh Liêm 20 tháng cải tạo không giam giữ và buộc bị cáo phải bồi thường 15 tỉ đồng.

Ký chỉ là "đã xem"

Kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, bị cáo Phan Đình Đức khẳng định bản thân không tham gia vào việc ban hành nghị quyết các lần góp vốn của PVN vào OJB. Bản án sơ thẩm kết luận bị cáo Phan Đình Đức đã tham gia vào lần góp vốn thứ 3 (100 tỉ đồng), nhưng tại phiên phúc thẩm, bị cáo Đức phủ nhận việc này.

Giải thích trước HĐXX, bị cáo nói: Bị cáo có ký vào văn bản 124 vào ngày 17.5.2011. Trên văn bản đó thể hiện ngày 15.5.2011 là hạn cuối nên bị cáo ký để cho thấy bị cáo đã xem và không còn quyền tham gia. Dù có ký nhưng theo bị cáo Đức phải xác minh yếu tố thời gian và trong nhận thức của mình, bị cáo không tham gia. Theo bị cáo, do thời hạn công văn đã quá ngày nên bị cáo đã ký với mục đích cho thấy mình đã xem

Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Đức cho rằng bị cáo thấy mình không cố ý làm trái, không gây ra hậu quả, không phạm tội nên không cần phải bồi thường.

Trước đó, Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên bị cáo Phan Đình Đức 15 tháng cải tạo không giam giữ và buộc bị cáo phải bồi thường 15 tỉ đồng.

HĐXX điều hành phiên tòa - Ảnh: M.Hùng

Theo bản án sơ thẩm, đợt góp vốn đầu tiên với số tiền 400 tỉ đồng để PVN nắm giữ 20% vốn điều lệ của OJB là vào thời điểm cuối năm 2008. Ngày 30.9.2008, ông Đinh La Thăng ký các công văn báo cáo Thủ tướng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam xem xét và phê duyệt cho PVN và các cán bộ công nhân viên chuyển vốn để mua cổ phần của OJB.

Trong khi chưa có ý kiến của Thủ tướng, Bộ Tài chính, NHNN về việc góp vốn vào OJB, ngày 1.10.2008 ông Đinh La Thăng ký Nghị quyết thống nhất chủ trương tham gia góp vốn mua cổ phần trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ năm 2008 của OJJB từ 1.000 lên 2.000 tỉ đồng. Trong đó, PVN góp 400 tỉ đồng nắm giữ 20% vốn điều lệ.

Ngày 14.10.2008, Bộ Tài chính có công văn gửi PVN “nhắc nhở”, báo cáo rõ tình hình của OJB trước khi góp vốn để tránh rủi ro, song tập đoàn này không thực hiện. Cuối tháng 12.2008, PVN vẫn rót 400 tỉ đồng.

Lần thứ hai PVN đổ vốn vào OJB vào năm 2010. Khi đó, OJB xin tăng vốn điều lệ và được ông Thăng đồng ý. Dù đã thông qua Nghị quyết tăng vốn góp vào OJB nhưng ngày 6.8.2010, ông Đinh La Thăng mới ký văn bản trình Thủ tướng xem xét chấp thuận cho PVN được mua cổ phần tăng thêm của OJB trong năm 2010 để duy trì nắm giữ 20% vốn điều lệ mới của OJB

Hồ sơ vụ án thể hiện, đến đầu tháng 10.2010, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi PVN trong đó truyền đạt chỉ đạo của Phó thủ tướng “nhắc nhở” PVN cân đối vốn, nếu khó khăn thì không nhất thiết nắm giữ 20% vốn của OJB, song ông Thăng cùng các lãnh đạo khác của PVN vẫn đồng ý tăng vốn. Số vốn PVN góp lần thứ hai là 300 tỉ đồng.

Giữa năm 2011, Chủ tịch HĐQT OJB khi đó vẫn là ông Hà Văn Thắm lại đề nghị tăng vốn điều lệ của ngân hàng này và đòi PVN tiếp tục hỗ trợ tăng vốn góp. Số vốn lần thứ ba PVN góp vào OceanBank là 100 tỉ đồng, nâng tổng vốn của PVN tại OJB lên thành 800 tỉ đồng.

Tại thời điểm này, Luật Các TCTD năm 2010 (đã có hiệu lực) quy định: “Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng...”.

Nhã Thanh

PVN mất 800 tỉ tại OceanBank: Nhiều lời khai chống lại ông Đinh La Thăng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sếp PVN ký nghị quyết góp vốn vào OceanBank do không... nắm được luật