Sẽ không còn cảnh nhân viên đến từng nhà ghi số điện. Mọi chỉ số đều sẽ được cập nhật thông qua hệ thống đo đếm từ xa nhờ đường truyền cáp quang hoặc mạng 3G. Đó là một vài tính năng thiết thực, gần gũi nhất của lưới điện thông minh mà ngành điện Việt Nam đang nỗ lực triển khai. Việc xây dựng mạng lưới điện thông minh này dự kiến tới đây sẽ có sự tham gia tích cực của nhiều doanh nghiệp đến từ Pháp.

Sẽ không còn cảnh nhân viên đi ghi số điện từng nhà

Kim Vân | 05/10/2016, 12:21

Sẽ không còn cảnh nhân viên đến từng nhà ghi số điện. Mọi chỉ số đều sẽ được cập nhật thông qua hệ thống đo đếm từ xa nhờ đường truyền cáp quang hoặc mạng 3G. Đó là một vài tính năng thiết thực, gần gũi nhất của lưới điện thông minh mà ngành điện Việt Nam đang nỗ lực triển khai. Việc xây dựng mạng lưới điện thông minh này dự kiến tới đây sẽ có sự tham gia tích cực của nhiều doanh nghiệp đến từ Pháp.

Tại buổi hội thảo Pháp – Việt chuyên ngành điện do Cơ quan Xúc tiến Thương mại Đầu tư Pháp (Business France) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức, ông Luân Quốc Hùng, Trưởng ban kỹ thuật EVN TP.HCM cho biết, mục tiêu của công ty đến năm 2020 là giảm số lần mất điện xuống còn 1,5 lần/người/năm so với 6 lần hiện nay; Giảm số thời gian mất điện còn 150 phút/người/năm so với 600 phút hiện nay.

Nếu mục tiêu này được thực hiện, mạng lưới điện của ta sẽ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực. Để thực hiện mục tiêu này, ngành điện khẳng định sự cần thiết của lưới điện thông minh, nhằm nâng cao độ tin cậy trong cung cấp điện và cho phép sử dụng điện một cách tiết kiệm, hiệu quả.

Một lưới điện thông minh, theo các chuyên gia, có các định nghĩa của Mỹ, của EU, nhưng đều có các yếu tố cơ bản như Hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển giám sát (SCADA) hiện đại, hệ thống truyền dẫn điện an toàn, hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Sẽ không còn cảnh nhân viên đi ghi số điện

Ông Hùng cho biết EVN TP.HCM đang thí điểm hệ thống tự động hóa lưới điện phân phối tại khu vực Phú Mỹ Hưng, Q.7 và Khu Công nghệ cao Q.9, theo đó sẽ điều chuyển điện năng cho phù hợp nhu cầu vào giờ cao điểm. Bên cạnh đó, công ty cũng đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới triển khai đo đếm số điện cho 100.000 khách hàng lớn trong thành phố. “Chúng tôi dự kiến sẽ thực hiện đo đếm từ xa đối với 2 triệu khách hàng vào năm 2020, và tiến tới sẽ không còn cảnh nhân viên đi ghi số điện từng hộ nữa”, ông Hùng cho biết.

Một phái đoàn gồm 10 doanh nghiệp Pháp, trong đó có các tên tuổi lớn như APAVE, Bureau Veritas, EDF, Schneider Electric… đã có mặt để tìm hiểu cơ hội hợp tác, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc đánh giá, kiểm soát rủi ro, cũng như cung cấp các công nghệ, thiết bị hiện đại phục vụ cho việc xây dựng lưới điện thông minh.

Trong số các công ty này, EDF là tập đoàn sản xuất và cung cấp điện lớn nhất tại Pháp, Schneider Electric là chuyên gia quản lý năng lượng và tự động hóa, Ngân hàng BNP Paribas có thể cung cấp các phương tiện tài chính, APAVE và Bureau Veritas chuyên về việc giám sát, thẩm định để giảm thiểu rủi ro.

Phát biểu tại buổi hội thảo, Tổng lãnh sự Pháp, ông Emmanuel Ly-Batalan khẳng định: “Mạng luới điện đáng tin cậy, an toàn, ổn định là điều kiện không thể thiếu nhằm hỗ trợ sự tăng truởng vững mạnh của Việt Nam. Và hợp tác công nghiệp và công nghệ - đặc biệt trong lĩnh vực điện – là một phần không thể tách rời trong Quan hệ đối tác chiến lược giữa Pháp và Việt Nam được ký kết năm 2013”.

Kim Vân
Bài liên quan
EVNHCMC nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số
Chiều 14.11, tại Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 2, ông Luân Quốc Hưng - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã trình bày tham luận “Phát triển lưới điện thông minh và thực hiện chuyển đổi số để nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối điện và năng suất lao động tại EVNHCMC”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sẽ không còn cảnh nhân viên đi ghi số điện từng nhà