Hãng Reuters dẫn lời cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Yuriy Sak cho biết, sau xe tăng chiến đấu, nước này sẽ đề nghị phương Tây viện trợ chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, chẳng hạn như chiếc F-16 đa nhiệm của Mỹ.

Sau xe tăng, Ukraine muốn xin thêm chiến đấu cơ từ phương Tây

Cẩm Bình | 26/01/2023, 15:02

Hãng Reuters dẫn lời cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Yuriy Sak cho biết, sau xe tăng chiến đấu, nước này sẽ đề nghị phương Tây viện trợ chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, chẳng hạn như chiếc F-16 đa nhiệm của Mỹ.

“Giờ đây, rào cản lớn tiếp theo là chiến đấu cơ. Nếu chúng tôi có được chúng thì lợi thế trên chiến trường sẽ vô cùng lớn. Chúng tôi không chỉ muốn F-16, mà là máy bay thế hệ thứ 4”, theo cố vấn Sak.

Ông nói thêm: “Trước đó, họ không muốn viện trợ pháo hạng nặng, nhưng sau đó họ đã viện trợ. Họ từng không muốn cho chúng tôi hệ thống HIMARS, thế rồi họ cũng cho. Họ cũng không muốn viện trợ xe tăng, nhưng giờ họ đang gửi. Ngoại trừ vũ khí hạt nhân, không thứ gì mà chúng tôi không nhận được”.

sau.jpg
Chiến đấu cơ F-16 - Ảnh: US Air Force

Không quân Ukraine hiện sở hữu loạt chiến đấu cơ cũ thời Liên Xô nay đã không còn được sản xuất. Chúng được dùng cho nhiệm vụ đánh chặn hoặc tấn công mục tiêu Nga.

Cố vấn Sak tuyên bố xin chiến đấu cơ không lâu sau khi Đức chính thức thông báo chấp nhận viện trợ xe tăng chiến đấu Leopard 2 cho Ukraine và cho phép các quốc gia khác làm vậy. Phía Mỹ cũng sẽ cung cấp xe tăng Abrams.

Chuyên gia không quân Justin Bronk (Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh RUSI) nhận định, chiến đấu cơ phương Tây giúp không quân Ukraine tăng cường đáng kể năng lực tác chiến không đối không lẫn không đối đất. Tuy nhiên, chúng có nguy cơ bị tên lửa đất đối không của Nga bắn hạ nên phải bay thấp ở khu vực gần tiền tuyến.

Dù chưa chắc có được chiến đấu cơ phương Tây, không quân Ukraine vẫn tích cực chuẩn bị. Tháng trước, Reuters dẫn lời một phi công Ukraine dùng mật danh Juice tiết lộ nhiều đồng nghiệp của mình tận dụng thời gian rảnh rỗi học tiếng Anh để một ngày nào đó Kyiv nhận máy bay nước ngoài.

Bài liên quan
Bàn đàm phán gần kề: Ukraine có thể giữ được những gì?
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào năm 2022, tình hình khu vực và toàn cầu đã thay đổi sâu sắc. Cuộc chiến không chỉ định hình lại cục diện chính trị Đông Âu mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cường quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau xe tăng, Ukraine muốn xin thêm chiến đấu cơ từ phương Tây