UBND TP.Hà Nội vừa yêu cầu các sở, ban ngành, các quận, huyện, thị xã rà soát, báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý, giải quyết các vụ khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo có đoàn đông người trên địa bàn thành phố.

Sau vụ Đồng Tâm, Hà Nội rà soát các vụ tố cáo, khiếu kiện đông người, phức tạp

Nam Phong | 27/04/2017, 15:38

UBND TP.Hà Nội vừa yêu cầu các sở, ban ngành, các quận, huyện, thị xã rà soát, báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý, giải quyết các vụ khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo có đoàn đông người trên địa bàn thành phố.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ban hành Công văn số 1904/UBND-BTCD về việc rà soát, xử lý, giải quyết các vụkhiếu kiện có đoàn đông người trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Hà Nội yêu cầu Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động, Thương binh và Xã hội, Quy hoạch Kiến trúc, Thanh tra TP, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính rà soát, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ xác minh, kết luận, tham mưu Chủ tịch UBND TP quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo đối với từng vụ việc có đoàn đông người và từng vụ việc có đoàn đông người thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc các Sở và Chánh thanh tra TP.

Công văn cũng nêu rõ: Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, quy định của pháp luật đối với từng vụ việc có đoàn đông người và vụ việc không phải đoàn đông người nhưng tính chất phức tạp, bức xúc, nhất là tại địa bàn các huyện; gửi văn bản báo cáo Chủ tịch UBND TP trước ngày 5.5.2017.

Đồng thời, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chủ động rà soát, trực tiếp tiếp công dân để đối thoại, giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật; khẩn trương làm việc với các sở, ngành TP để được hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc; thường xuyên báo cáo cấp ủy Đảng để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nắm tình hình, tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện đúng quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc liên quan đất đai, giải phóng mặt bằng…

Đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh liên quan đất đai và các nội dung phức tạp khác, phải tổ chức thanh tra, làm rõ và thực hiện các biện pháp xử lý dứt điểm. Chủ động báo cáo Chủ tịch UBND TP trước khi tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và những nội dung vượt thẩm quyền.

Ngoài ra, ông Chung cũngyêu cầuCông an TP, Bộ Tư lệnh thủ đô nắm tình hình, tổng hợp, phân tích, dự báo các vụ việc khiếu kiện đông người hoặc không đông người nhưng bức xúc, phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn TP, nhất là tại các huyện, đề xuất biện pháp xử lý; báo cáo Chủ tịch UBND TP trước ngày 5.5.2017.

Ban Tiếp công dân TP đôn đốc các sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ trên; chủ trì rà soát, tổng hợp phân loại và báo cáo đề xuất Chủ tịch UBND TP chỉ đạo cụ thể trước ngày 10.5.2017.

Trước đó, ngày 21.4, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng đã có ý kiến chỉ đạo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phó thủ tướng yêu cầu bộ trưởng các bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước; tổ chức đối thoại, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, hạn chế để công dân tập trung đến các cơ quan Trung ương khiếu kiện.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Trung ương và Ban Tiếp công dân Trung ương, kịp thời cử tổ công tác có đủ thẩm quyền đến Trụ sở Tiếp công dân Trung ương để tiếp công dân, vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về giải quyết tại địa phương.

Phó thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết các vụ việc khiếu kiện đông người, bức xúc, kéo dài; cơ bản giải quyết xong trong năm 2017.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan phối hợp với Thanh tra Chính phủ đảm bảo vốn đầu tư để triển khai xây dựng Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội và TP.HCM theo tiến độ đã đề ra.

Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công an TP.Hà Nội và Công an TP.HCM tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương; đưa Trụ sở Tiếp công dân Trung ương là mục tiêu bảo vệ theo quy định của Bộ Công an.

Phó thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ trên cơ sở tổng kết thi hành Luật tiếp công dân, nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật tiếp công dân.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau vụ Đồng Tâm, Hà Nội rà soát các vụ tố cáo, khiếu kiện đông người, phức tạp