"Việt Nam có thu nhập trung bình thấp, GDP đứng thứ 7 nhưng giá ô tô lại quá cao, do đó Chính phủ cần xem lại chế độ bảo hộ, tất nhiên không thể không bảo hộ nhưng kéo dài bảo hộ là thất bại lớn về mặt chính sách ô tô. Phải nhớ rằng nếu không có cạnh tranh thì không có sự phát triển..."

Sau ngành mía đường, phải tiếp tục bỏ bảo hộ ngành ô tô!

Một Thế Giới | 09/04/2015, 16:36

"Việt Nam có thu nhập trung bình thấp, GDP đứng thứ 7 nhưng giá ô tô lại quá cao, do đó Chính phủ cần xem lại chế độ bảo hộ, tất nhiên không thể không bảo hộ nhưng kéo dài bảo hộ là thất bại lớn về mặt chính sách ô tô. Phải nhớ rằng nếu không có cạnh tranh thì không có sự phát triển..."

Đó là nhận định của GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) khi trao đổi với báo chí về thực tiễn phát triển ngành công nghiệp ô tô trong thời gian vừa qua.
Hiệp hội Cơ khí Việt Nam vừa gửi đơn kêu cứu đến Thủ tướng vì hiện tượng ô tô tải nhập khẩu nguyên chiếc, đặc biệt là từ Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam với số lượng rất lớn, trong khi đó thuế linh kiện hiện nay cao hơn thuế nhập khẩu nguyên chiếc, đang đe dọa đến sự phát triển của ngành ô tô nội địa. Ông đánh giá sao về vấn đề này?
Hiện nay, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ô tô Việt Nam mỗi năm chỉ khoảng 100-120.000 ô tô, còn lại ô tô vẫn phải nhập khẩu. Sản xuất ô tô ở VN vẫn nhập khẩu linh kiện là chủ yếu mặc dù chúng ta đã có chiến lược ô tô từ năm 1991, điều chỉnh nhiều lần và mỗi lần điều chỉnh đưa ra nhiều chính sách mới. 
Khi thuế nhập khẩu bằng 0% mà thuế linh kiện vẫn giữ nguyên thì các doanh nghiệp ô tô trong nước sẽ không dại gì nhập khẩu linh kiện về lắp ráp mà sẽ nhập nguyên chiếc. Từ đó, đặt ra vấn đề cho chính sách của Nhà nước về ô tô. Thủ tướng cũng mới công bố Chiến lược nhưng chiến lược này không lựa được những diễn biến, kể cả khi có các Hiệp định WTO, ASEAN. 
Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng Chính phủ đã quá dung dưỡng cho các nhà sản xuất ô tô, kể cả Honda, Toyota để bảo hộ sản xuất. Không những ưu đãi về thuế nhập khẩu mà cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng cho nên làm người tiêu dùng Việt Nam chịu thiệt nhiều nhất, mua ô tô với giá đắt nhất trong khu vực trừ Singapore do ở Singapore hạn chế sử dụng ô tô nên đánh thuế cao. 
Việt Nam có thu nhập trung bình thấp, GDP đứng thứ 7 nhưng giá ô tô lại quá cao, do đó Chính phủ cần xem lại chế độ bảo hộ, tất nhiên không thể không bảo hộ nhưng kéo dài bảo hộ ngành ô tô là thất bại lớn về mặt chính sách ô tô. 
Bây giờ, người ta bắt đầu kêu la đòi Chính phủ phải bảo hộ tiếp, nhưng nếu không có cạnh tranh thì không có sự phát triển. 
sau-nganh-mia-duong-phai-tiep-tuc-bo-bao-ho-nganh-o-to-hinh-anh-1
 GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)
Theo ông, ngành công nghiệp ô tô hiện nay của Việt Nam đang có những lợi thế gì để phát triển?
Việt Nam có 2 điều kiện để phát triển ngành công nghiệp ô tô: một là dân số và thu nhập đầu người trong tương lai. Đến năm 2020 chúng ta sẽ có 100 triệu người, có mức thu nhập khoảng 2,5-4.000 USD/người, có khoảng 15% những người thu nhập trung lưu có mức gấp 2,5 thu nhập bình quân, tức là 15 triệu người có thể mua ô tô nên thị trường ô tô Việt Nam đã được để ý đến từ rất lâu.
Lợi thế thứ 2 là trong khu vực ASEAN, cộng đồng dân số đông, GDP xấp xỉ của Đức (khoảng 2.500 tỷ USD), ô tô có thể luân chuyển thoải mái nên nếu có chính sách tốt, làm được ít nhất một phần như Thái Lan để phát triển ngành công nghiệp ô tô. Đây chính là cơ hội cho chúng ta.
Vừa qua, không chỉ riêng Toyota mà một số doanh nghiệp ô tô khác cũng kêu rằng, nếu cứ tiếp tục tình trạng như hiện nay thì sẽ phải rời khỏi Việt Nam. Ông nghĩ sao về việc này? 
Tôi không tin là các doanh nghiệp này sẽ ra khỏi Việt Nam. Tôi cho rằng họ chỉ “dọa” và dọa nhiều lần rồi. Để dời một nhà máy sang nước khác không phải là dễ. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần xem xét, nếu các doanh nghiệp dọa có lý thì chúng ta phải sửa.
Việt Nam đã đàm phán xong Hiệp định FTA. Vậy theo ông, Hiệp định này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và đầu tư nước ngoài trong thời gian tới?
Rõ ràng, khi các Hiệp định FTA được ký kết thì quan hệ giữa Việt Nam với các nước sẽ thuận tiện hơn. Đặc biêt là đầu tư Nhật Bản trong vài năm gần đây theo tôi nhận xét đã chững lại, không tương xứng với kỳ vọng của Thủ tướng Nhật Bản.
Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam khác so với Hàn Quốc vào Việt Nam hay Samsung, LG nổi lên như những ông “khổng lồ”, vì vậy các ký kết mới này chắc chắn là động lực để các doanh nghiệp Nhật Bản, Úc đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào Việt Nam. 
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tự tin rằng là chúng ta có thể đầu tư ra những nước khác, các doanh nghiệp lớn đã có kinh nghiệm có thể tìm đến những thị trường nước ngoài vì ở đó có nhiều điều kiện tốt hơn nhiều. 
Thêm vào đó, tôi cũng tin tưởng Hiệp định FTA sẽ có tác động lớn đến thể chế. Từ tháng 7.2014, Chính phủ đã tiếp cận, thay đổi thuế theo thông lệ quốc tế, và nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, người đứng đầu. 
Xin cảm ơn ông!
Thụy Miên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau ngành mía đường, phải tiếp tục bỏ bảo hộ ngành ô tô!