Ngay sau khi có thông tin từ bài báo của báo điện tử Một Thế Giới về cuốn sách “Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc” của tác giả Cát Kiếm Hùng đưa thông tin sai trái, xuyên tạc lịch sử về chủ quyền biển Đông của Việt Nam, Cục xuất bản đã chính thức ra quyết định thu hồi và tiêu hủy tập 3 cuốn sách này hôm 26.12.2017.

Sau khi bị tiêu hủy cuốn sách sai trái, tác giả Trung Quốc phản ứng khó chấp nhận

10/01/2018, 12:25

Ngay sau khi có thông tin từ bài báo của báo điện tử Một Thế Giới về cuốn sách “Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc” của tác giả Cát Kiếm Hùng đưa thông tin sai trái, xuyên tạc lịch sử về chủ quyền biển Đông của Việt Nam, Cục xuất bản đã chính thức ra quyết định thu hồi và tiêu hủy tập 3 cuốn sách này hôm 26.12.2017.

Cuốn sách sai trái đã bị thu hồi

Cuốn sách lịch sử với các chi tiết sai trái về chủ quyền Biển Đông

Cục xuất bản chính thức thu hồi cuốn sách đưa thông tin sai trái về biển Đông

Cuốn sách này được cấp phép xuất bản từ 2004 nên cho đến 2017 mới thu hồi cũng là hơi muộn. Nhưng dù sao, việc thu hồi cuốn sách cũng là việc làm cần thiết để khẳng định rõ việc không chấp nhận các thông tin sai trái về chủ quyền. Sau khi thông tin cuốn sách bị thu hồi và tiêu hủy được đăng tải trên báo điện tử Một Thế Giới và một số tờ báo khác, tác giả Trung Quốc đã lên tiếng. Tờ Hoàn cầu thời báo, phụ san của Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã phỏng vấn ngay ông Cát Kiếm Hùng, tác giả cuốn sách sai trái trên.

Ông Cát Kiếm Hùng chẳng những không chịu thừa nhận sai lầm mà còn bất chấp sự thật khi nói rằng: “Nếu Việt Nam thực sự muốn chứng minh chủ quyền trên các hòn đảo ở Biển Đông, họ cũng nên cung cấp bằng chứng lịch sử, thay vì tiêu hủy cuốn sách của chúng tôi, điều này thực sự chỉ giúp trong việc bán sách”.

Ông Cát Kiếm Hùng thật sự hồ đồ khi nói về vấn đề bằng chứng lịch sử về chủ quyền Việt Nam trong khi ông không đưa ra được bằng chứng lịch sử nào để biện hộ cho những điều sai trái đã viết trong cuốn sách bị thu hồi. Tất cả cái mà ông Cát Kiếm Hùng gọi là bằng chứng chỉ là tuyên bố không chứng cứ và bản đồ với những nét lạ do người Trung Quốc mới đây tự vẽ. Những cái gọi là "bằng chứng" đầy tính chất ngụy tạo như vậy hoàn toàn không có giá trị lịch sử.

Còn việc ông Cát Kiếm Hùng nói là giúp trong việc bán sách thì còn hồ đồ hơn nữa. Sau đấu tranh của báo điện tử Một Thế Giới và sau khi Cục xuất bản chính thức ra quyết định thu hồi, tiêu hủy cuốn sách “Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc - nhà Minh Thanh”, các nhà bán sách trực tuyến như Tiki, Fahasa, Minh Khai, Khai Tâm và Văn Lang... đều đồng loạt gỡ bỏ trang rao bán cuốn sách sai trái trên.

Nếu nói về bằng chứng lịch sử thì Việt Nam có rất nhiều tài liệu chân thực để khẳng định chủ quyền trên Biển Đông từ xa xưa, đặc biệt là với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngay trong bài đầu tiên nêu ra hết các chi tiết sai trái của cuốn sách, báo điện tử Một Thế Giới đã khẳng định các bằng chứng lịch sử về chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam đã thu thập được hiện giờ rất phong phú. Những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Đỉnh cao của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng...
Rồi trong trong cuộc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức cách đây 3 tháng được báo Tin tức đưa tin, có rất nhiều tư liệu quý khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Đặc biệt, trong chính 4 cuốn atlas do nhà Thanh và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc xuất bản gồm: Trung Quốc địa đồ (xuất bản năm 1908), Trung Quốc toàn đồ (xuất bản năm 1917), Trung Hoa bưu chính dư đồ (xuất bản năm 1919) và Trung Hoa bưu chính dư đồ (xuất bản năm 1933). Các atlas này là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh vạch ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục vào các năm sau đó. Các bản đồ được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành của Trung Quốc. Cương giới cực nam của Trung Quốc trong các atlas này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, hoạt động của Đội Hoàng Sa ngay thời nhà Lê đã không gặp phải bất kỳ một phản đối nào, thậm chí còn được chính thức công nhận bởi chính quyền Trung Quốc trong “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn….

Việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục cho đến thời Pháp khi tháng 3.1925, Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phân lãnh thổ thuộc địa của Pháp. Sau đó Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa cho Công ty phosphat của Bắc kỳ. Chính phủ Pháp cũng đã gửi thông báo ngoại giao cho các cường quốc về sự kiện đóng giữ quần đảo Trường Sa; sáp nhập quần đảo Trường Sa vao tỉnh Bà Rịa.

Ngày 4 tháng 1 năm 1932, Chính phủ Pháp gửi Công hàm tới Công sứ Trung Quốc tại Paris khẳng định chủ quyền của Pháp đối với Hoàng Sa. Ngày 15 tháng 6 năm 1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brevie ký Nghị định 156-S-V thành lập đơn vị hành chính cho quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Một thời gian sau, một đơn vị lính bảo an Việt Nam được phá ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa và dựng bia chủ quyền. Thời kỳ sau 1945, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Bảo Đại.

Tại Hội nghị San Francisco với đại diện của 51 nước tham dự để ký kết Hòa ước với Nhật đã bác bỏ đề nghị của ngoại trưởng Gromyco (Liên Xô cũ) về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam.

Năm 1951, ông Trần Văn Hữu - Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của chính quyền Bảo Đại, đã tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Hiệp định Geneve được ký kết cũng đã công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vỹ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam.

Tập 3 cuốn sách này có những chi tiết sai trái rõ như trang 390 thuộc mục 3, chương 4 nói về cương vực lãnh thổ nhà Thanh dưới triều vua Khang Hy, sách viết: "Bắt đầu từ ngày hoàng đế Khang Hy thống trị, cương thổ của nước Trung Quốc phía đông đến bờ biển Thái Bình Dương, phía nam đến quần đảo Nam Sa, phía tây vượt qua Thông Lãnh, phía bắc tiếp giáp Tây Bắc Lợi Á (nv: tức là Siberia của Nga). Có thể nói, trước vương triều nhà Thanh chưa có một vương triều phong kiến nào ở Trung Quốc lại có bản đồ rộng lớn và thống nhất một cách hữu hiệu lâu dài như thế".

Tiếp đến, trang 403 thuộc mục 4, chương 5 nói về xác định biên cương của Trung Quốc trong thời kỳ vương triều nhà Thanh lại viết tiếp: "Trong thời kỳ Càn Long của vương triều nhà Thanh, cương thổ Trung Quốc bắt đầu từ Đài Loan, chạy dài cho tới hồ Balkhash ở phía tây bắc, còn phía tây nam bắt đầu từ biên giới Vân Nam, chạy dài cho tới Ngoại Hưng An Lĩnh; phía nam xuống tận cả đảo Nam Hải, phía bắc lên đến Kháp Khắc Đồ, phía đông đến đảo Sakhalin; phía tây đến Thông Lãnh. Tất cả nguồn đất đó đều nằm dưới sự cai quản của chính phủ trung ương vương triều nhà Thanh". Điều đáng trách nữa là trong phần bản đồ phụ lục sau đó, có đăng cả chú thích Nam Hải ở phần Biển Đông và kèm theo những đường đứt đoạn thể hiện biên giới trên biển của nhà Thanh.

Đại Việt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau khi bị tiêu hủy cuốn sách sai trái, tác giả Trung Quốc phản ứng khó chấp nhận