Sự kiện bức ảnh ‘Em bé Napalm’ bị Facebook kiểm duyệt cho là ảnh mang tính “khiêu dâm’ vừa lắng xuống thì cộng đồng mạng lại dậy sóng chỉ trích bộ phận kiểm duyệt của Facebook khi họ quyết định chặn tấm ảnh chụp hình tượng Thủy Tề

Sau ‘Em bé Napalm’ đến tượng Thủy Tề bị FB cho là ‘khiêu dâm’

05/01/2017, 22:08

Sự kiện bức ảnh ‘Em bé Napalm’ bị Facebook kiểm duyệt cho là ảnh mang tính “khiêu dâm’ vừa lắng xuống thì cộng đồng mạng lại dậy sóng chỉ trích bộ phận kiểm duyệt của Facebook khi họ quyết định chặn tấm ảnh chụp hình tượng Thủy Tề

Nhà văn người Ý Elisa Barbari vừa có những phản đối quyết liệt với bộ phận kiểm duyệt của mạng xã hội Facebook khi họ quyết định gỡ tấm hình có tượng Thủy Tề (thần Neptune trong trong thần thoại La Mã) được đăng trên trang cá nhân của bà. Email của FB gửi tới nhà văn Elisa Barbari nêu lý chặn là vì tấm hình tượng thần Neptune có tính “khiêu dâm” và “Việc sử dụng hình ảnh, video khỏa thân là không được phép, ngay cả khi vì lý do nghệ thuật, giáo dục’ và như vậy là, “vi phạm quy định quảng cáo của Facebook”.

Nhà văn Elisa Barbari đã phản đối FB bằng cách đăng tấm hình tượng thần Neptune và chèn dòng chữ bằng tiếng Ý có nội dung "Phải, Thần biển, không kiểm duyệt" - Ảnh: RT

Không hài lòng với quyết định về việc FB gỡ bỏ tấm ảnh chụp tượng thần biển Neptune, nhà văn Elisa Barbari đã phản hồi đến bộ phận kiểm duyệt của FB, đồng thời cũng bày tỏ quan điểm trên trang CNN "Bức tượng chỉ được chụp từ phía sau, thậm chí còn được chụp từ xa. Quyết định đó thật ngớ ngẩn.Tại sao một công trình nghệ thuật như bức tượng thần Neptune lại có thể trở thành đối tượng bị kiểm duyệt được?".

Quan điểm của nhà văn Elisa Barbari được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng mạng.

Trước “áp lực" của cư dân mạng, FB đã thay đổi quyết định bằng phản hồi: "Hình ảnh này không vi phạm chính sách quảng cáo của chúng tôi. Chúng tôi xin lỗi vì sự cố và đã cho người quảng cáo biết chúng tôi chấp nhận quảng cáo của họ". Sau lời xin lỗi, FB đã quyết định phục hồi tấm ảnh mà họ đã gỡ bỏ trên trang cá nhân của nhà văn Elisa Barbari.

Đây không phải lần đầu tiên FB có sự nhầm lẫn trong đánh giá hình ảnh mang tính khiêu dâm trên mạng xã hội này. Trước đó vào tháng 9.2016 Facebook cũng đã chặn bức ảnh Em bé Napalm được đăng trên trang cá nhân của nhà báo người Na Uy Tom Egeland. Em bé Napal là tấm hình biểu tượng đoạt giải thưởng danh giá Pulitzer do nhiếp ảnh gia người Việt là Nick Út của hãng tin AP chụp vào năm 1972, ghi lại hình ảnh một bé gái trần truồng vừa khóc vừa chạy khỏi một ngôi làng ở Việt Nam đang bị dội bom Napalm.

Quyết định của FB lúc đó bị phản đối dữ dội từ cộng đồng mạng, và lên đến đỉnh điểm lad khi thủ tướng Na Uy, Erna Solberg, cũng bị xóa bức ảnh Em bé Napalm trên trang cá nhân của bà.

Tuy nhiên đến ngày 9.9.2016, FB đã thay đổi quyết định, thôi chặn ảnh Em bé Napalm trên trang mạng xã hội này sau một chiến dịch phản đối từ Na Uy.

Tiểu Vũ (theo DNA)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau ‘Em bé Napalm’ đến tượng Thủy Tề bị FB cho là ‘khiêu dâm’