BioNTech (Đức) hôm 26.7 thông báo có kế hoạch phát triển một loại vắc xin dựa trên mRNA để ngăn ngừa bệnh sốt rét. Đây là căn bệnh đe dọa đến tính mạng hàng triệu người trên thế giới mỗi năm.

Sau COVID-19, BioNTech phát triển vắc xin mRNA ngăn ngừa bệnh khác đe dọa tính mạng hàng triệu người

Sơn Vân | 26/07/2021, 21:28

BioNTech (Đức) hôm 26.7 thông báo có kế hoạch phát triển một loại vắc xin dựa trên mRNA để ngăn ngừa bệnh sốt rét. Đây là căn bệnh đe dọa đến tính mạng hàng triệu người trên thế giới mỗi năm.

Từng phát triển vắc xin COVID-19 được phê duyệt đầu tiên ở Mỹ cùng nhà sản xuất dược phẩm Pfizer (Mỹ), BioNTech cho biết đang nhắm đến việc bắt đầu thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra loại vắc xin ngăn ngừa bệnh sốt rét vào cuối năm 2022.

Tổ chức Y tế Thế giới, Ủy ban Châu Âu và các tổ chức khác đã tham gia vào giai đoạn lập kế hoạch ban đầu của vắc xin mới. Nhà sản xuất dược phẩm BioNTech cho biết đã đề nghị họ hỗ trợ để xác định và thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết.

Ứng phó với đại dịch đã cho thấy rằng khoa học và đổi mới có thể thay đổi cuộc sống của con người khi tất cả các bên liên quan chính cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung. Chúng tôi cam kết mang đến những đổi mới của mình cho những người cần chúng nhất”, Giám đốc điều hành BioNTech - Tiến sĩ Ugur Sahin cho biết trong thông cáo báo chí.

Cùng với các đối tác của mình, chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để phát triển vắc xin sốt rét dựa trên mRNA an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong và đảm bảo một giải pháp bền vững cho châu Phi cùng các khu vực khác bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này”, ông Ugur Sahin nói thêm.

sau-covid-19-biontech-phat-trien-vac-xin-ngan-ngua-benh-khac-de-doa-tinh-mang-hang-trieu-nguoi.jpeg
BioNTech phát triển vắc xin mRNA ngăn ngừa bệnh sốt rét sau COVID-19

Sốt rét là căn bệnh chết người do ký sinh trùng gây ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có khoảng 229 triệu trường hợp mắc sốt rét và ít nhất 409.000 ca tử vong vào năm 2019. Phần lớn người mắc bệnh là ở châu Phi và trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất bởi căn bệnh này.

Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ), sự phát triển của vắc xin mới được đưa ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối phó với đại dịch COVID-19, bắt đầu lây lan trên toàn cầu vào đầu năm 2020 và từ đó đã giết chết hơn 4,1 triệu người.

Pfizer - BioNTech nhanh chóng phát triển một loại vắc xin dựa trên mRNA hiệu quả cao để ngừa COVID-19, đã được sử dụng ở một số quốc gia và đang giúp giảm thiểu số ca mắc COVID-19 lẫn tử vong.

mRNA (Messenger RNA) là công nghệ đã được phát triển trong nhiều năm, nhưng vắc xin COVID-19 của Pfizer và Moderna là lần đầu tiên mRNA được sử dụng ở người.

Vắc xin COVID-19 dựa trên mRNA hoạt động bằng cách đánh lừa cơ thể tạo ra một đoạn vi rút vô hại, kích hoạt phản ứng miễn dịch. Nó được cho dễ sản xuất hơn các loại vắc xin truyền thống, thường sử dụng vi rút đã chết hoặc suy yếu để tạo ra phản ứng miễn dịch.

Do sự thành công của vắc xin COVID-19 mRNA, các nhà sản xuất thuốc khác đang tìm cách phát triển vắc xin mới bằng công nghệ này.

Ví dụ, Pfizer cho biết đang phát triển một loại vắc xin cúm dựa trên mRNA. Kathrin Jansen, người đứng đầu nghiên cứu và phát triển vắc xin của Pfizer, nói với CNBC vào tháng 5 rằng công nghệ này có thể tạo ra những mũi tiêm "mạnh hơn".

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau COVID-19, BioNTech phát triển vắc xin mRNA ngăn ngừa bệnh khác đe dọa tính mạng hàng triệu người