Sau Ấn Độ lại đến lượt Nga ra thông báo tạm thời cấm xuất khẩu gạo cho đến cuối năm nay để hỗ trợ thị trường nội địa.

Sau Ấn Độ, Nga lại cấm xuất khẩu gạo: Thêm cơ hội 'vàng' cho gạo Việt

Tuyết Nhung | 30/07/2023, 15:30

Sau Ấn Độ lại đến lượt Nga ra thông báo tạm thời cấm xuất khẩu gạo cho đến cuối năm nay để hỗ trợ thị trường nội địa.

Cụ thể, Chính phủ Nga vừa đưa ra tuyên bố cấm xuất khẩu gạo "tạm thời" nhằm... ổn định thị trường trong nước. Hạn chế xuất khẩu áp dụng với cả gạo thô và gạo đã qua chế biến, có hiệu lực đến ngày 31.12.2023.

xuat-khau-gao.jpg
Ấn Độ, Nga cấm xuất khẩu gạo sẽ tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian tới - Ảnh: Internet

Trước đó, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cũng đưa ra lệnh cấm bán một số loại gạo ra nước ngoài. Động thái này nhằm đảm bảo có đủ hàng và làm dịu đà tăng giá ở thị trường nội địa.

Trong khi đó, gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục thiết lập mặt bằng giá mới trong thời gian gần đây và đã vượt mốc 550 USD/tấn. Đây là diễn biến mới nhất sau khi quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất các loại gạo trắng (trừ gạo Basmati) kể từ ngày 20.7 vừa qua.

Giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái lên 558 USD/tấn, giá gạo bán lẻ trong nước cũng leo thang khi tăng khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng đã kéo theo giá lúa (thóc) trong nước cũng tăng theo. Tại miền Tây, giá lúa trong nước nhiều ngày qua cũng tăng thêm 400 - 500 đồng/kg, lên 7.000 - 7.200 đồng/kg. Khu vực miền Bắc và Tây Nguyên giá lúa lên 9.000 đồng/kg so với đầu vụ.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng nguyên nhân khiến giá gạo tăng cao là nhiều đầu mối và doanh nghiệp gom hàng. Đây là thời cơ vàng để nông dân có lãi lớn, doanh nghiệp có hợp đồng mới, doanh thu tốt.

Lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định việc các nước thi nhau ngừng xuất khẩu gạo đã tạo hiệu ứng tích cực cho giá gạo trong nước. Trong bối cảnh khó khăn chung của xuất khẩu nông sản thì đây là điểm sáng, là cơ hội lớn cần doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt, tận dụng. Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Bởi vậy, trước thông tin Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa gạo, hầu hết các quốc gia khác đều sẽ chuyển sang Việt Nam để đặt hàng.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo giá gạo 5% tấm Việt Nam có thể tăng lên 600 USD trong tháng tới. Thậm chí, các doanh nghiệp nên tính đến kịch bản giá gạo có thể tái lập mức 1.000 USD/tấn của năm 2008 trong thời gian tới.

Hiện các thị trường Trung Quốc, Philipines, Indonesia đang chuyển sang Việt Nam đặt mua gạo. Số liệu từ hải quan Việt Nam cho thấy, nửa đầu năm nay, xuất khẩu gạo đạt hơn 4,2 triệu tấn, trị giá 2,26 tỉ USD, tăng trên 21% về lượng và 32% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng ước đạt 539 USD/tấn, tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2022.

Xuất khẩu gạo sang một số thị trường tăng rất mạnh trong 5 tháng đầu năm như: Đài Loan tăng 142,3%, Senegal tăng 1,1%, Chile tăng 4,1%, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 15,9%... Xuất khẩu gạo sang một số thị trường tại EU cũng tăng trưởng ở mức 3 con số như: Ba Lan tăng 117,4%, Bỉ tăng 164,9%, Tây Ban Nha tăng 307,6%...

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng khuyến cáo không thể quên chú trọng vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng như nguồn hàng gối đầu để gia tăng kim ngạch khi được lợi về giá cũng như ổn định đời sống, thu nhập cho người nông dân. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp gạo lại bày tỏ lo lắng về nguy cơ đầu vào giá gạo quá cao khiến doanh nghiệp không thể thu mua với số lượng lớn.

Mới đây, trước động thái của Ấn Độ, để góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa, bình ổn giá lúa gạo trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã có văn bản đề nghị Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tăng cường đôn đốc các hội viên, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn giữ vai trò dẫn dắt như Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam... tổ chức thu mua và tiêu thụ lúa gạo hàng hóa, bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành.

Cục Xuất nhập khẩu yêu cầu hiệp hội và các hội viên thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15.8.2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước.

Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo để có giải pháp phù hợp
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ liên quan nghiên cứu việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo và có giải pháp ổn định thị trường giá cả lúa gạo trong nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau Ấn Độ, Nga lại cấm xuất khẩu gạo: Thêm cơ hội 'vàng' cho gạo Việt