Lần đầu tiên sau 6 năm, hai tàu sân bay của Hải quân Mỹ xuất hiện đồng thời ở Biển Đông. Giới chuyên gia cho rằng đây là động thái thể hiện sức mạnh quân sự mới nhất của Washington nhằm chống lại yêu sách của Trung Quốc tại khu vực.

Sau 2 tàu sân bay, Mỹ điều máy bay B52 tiến vào Biển Đông cảnh báo Trung Quốc

06/07/2020, 13:17

Lần đầu tiên sau 6 năm, hai tàu sân bay của Hải quân Mỹ xuất hiện đồng thời ở Biển Đông. Giới chuyên gia cho rằng đây là động thái thể hiện sức mạnh quân sự mới nhất của Washington nhằm chống lại yêu sách của Trung Quốc tại khu vực.

Tàu sân bay là biểu tượng sức mạnh của nước Mỹ - Ảnh: Internet

Hai tàu sân bay Mỹ đã đến khu vực này sau khi hải quân Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tập trận phi pháp kéo dài 5 ngày gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Hải quân Mỹ tuyên bố: Chương trình hiện diện của tàu USS Nimitz và USS Ronald Reagan tại Biển Đông "đã thực hiện một số cuộc tập trận chiến thuật được thiết kế để tối đa hóa khả năng phòng không và mở rộng phạm vi tấn công tầm xa chính xác mục tiêu trên biển bằng máy bay từ tàu sân bay”.

Theo Sean Brophy, người phát ngôn trên tàu Reagan, đây là lần đầu tiên hai tàu sân bay Mỹ hoạt động cùng nhau ở Biển Đông kể từ năm 2014 và chỉ là lần thứ hai trong thế kỷ 21. Tuyên bố của Hải quân Mỹ cho biết: "Những nỗ lực này hỗ trợ cho các cam kết lâu dài của Mỹ nhằm bảo vệ quyền của tất cả các quốc gia thực hiện quyền hàng không, hàng hải và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".

Khi quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục xấu đi trong năm nay, Washington đã tăng dần mức độ hoạt động ở Biển Đông, tổ chức các hoạt động Tự do hàng hải gần các đảo do Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, thực hiện các chuyến bay với sự tham gia của cả máy bay ném bom và tiến hành các hoạt động hải quân chung với các đối tác như Nhật Bản và Singapore.

Nhưng với việc triển khai hai tàu sân bay vào cuối tuần, mỗi chiếc đều trang bị 60 máy bay cùng với các tàu tuần dương và tàu khu trục tên lửa đi kèm, dường như Mỹ ngầm đưa ra một tuyên bố rõ ràng rằng Washington sẽ không nhượng bộ Bắc Kinh trong bất kỳ tác động nào ảnh hưởng tới khu vực.

Tuyên bố của Hải quân Mỹ cho biết: "Nimitz và Reagan tạo thành lực lượng chiến đấu kịp thời và hiệu quả nhất trên thế giới, ủng hộ cam kết của Mỹ đối với các thỏa thuận quốc phòng chung với các đồng minh và đối tác trong khu vực và thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trên khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương".

Trong khi đó, Bắc Kinh đã coi sự hiện diện của Mỹ trong khu vực là gây bất ổn. Cuối tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết: "Một số quốc gia ngoài khu vực vượt hàng ngàn dặm tới Biển Đông để tham gia vào các hoạt động quân sự quy mô lớn và phô trương sức mạnh của họ. Đó là nguồn cơn chủ yếu có ảnh hưởng đến sự ổn định ở Biển Đông".

Sức mạnh vượt trội của hải quân Mỹ

Nhà phân tích Carl Schuster, cựu giám đốc Trung tâm Tình báo tổng hợp của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, cho biết các cuộc tập trận mang tàu sân bay thể hiện sức mạnh mà ít nhất là trong thời điểm này, chỉ có Hải quân Mỹ mới có.

Trung Quốc chỉ có một tàu sân bay hoạt động đầy đủ còn chiếc thứ 2 chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, cả hai đều không có kích thước và khả năng mang nhiều máy bay như hai tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Ngoài 2 tàu sân bay vào Biển Đông, Mỹ còn có tàu USS Theodore Roosevelt ở biển Philippines gần đó.

Schuster nhận định: "Quy mô khác nhau về sức mạnh chiến đấu được thể hiện giữa các cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc và Hải quân Mỹ sẽ rất đáng chú ý. Điều đó gửi cả tín hiệu quân sự và địa chính trị cho Trung Quốc và khu vực". Schuster kết luận: "Cuộc tập trận của Hải quân Mỹ chứng tỏ ai có sức mạnh tiềm năng lớn hơn".

Schuster lưu ý rằng việc điều hai tàu sân bay ở Biển Đông có thể là một hoạt động phức tạp hơn khi điều 3 tàu ở biển Philippines. Lý do là: "Biển Philippines là vùng biển mở, trong khi Biển Đông chằng chịt các ranh giới tuyên bố chủ quyền".

Để tỏ rõ sức mạnh, Mỹ tăng cường hỏa lực trong các cuộc tập trận hiện tại với máy bay ném bom B-52 cùng với máy bay chiến đấu từ các tàu sân bay. Máy bay ném bom B52 đã bay 28 giờ không ngừng từ căn cứ ở Louisiana để tham gia tập trận, đã cho thấy khả năng của Không quân Mỹ trong việc nhanh chóng di chuyển hỏa lực đến các điểm nóng trên thế giới.

Trung Quốc gọi tàu sân bay Mỹ là Hổ giấy

Trên Hoàn cầu thời báo (phụ san của Nhân dân nhật báo), phía Trung Quốc đã gọi các tàu sân bay Mỹ "không gì khác hơn là những con hổ giấy ngoài cửa ngõ Trung Quốc" và nói rằng Bắc Kinh có quá nhiều hỏa lực để bảo vệ các căn cứ của mình ở Biển Đông. Từ "hổ giấy" từng được Trung Quốc dùng mô tả sức mạnh quân đội Mỹ trong những năm thuộc thập niên 60-70 thế kỷ trước. Điều này phản ánh thái độ Bắc Kinh đã thực sự coi Mỹ như địch thủ không đội trời chung.

Bài trên Hoàn cầu viết: "Biển Đông hoàn toàn nằm trong tầm ngắm của PLA và bất kỳ tàu sân bay nào của Mỹ trong khu vực đều được PLA theo dõi chặt chẽ và có nhiều loại vũ khí phòng không như DF-21D và DF-26, cả hai đều được coi là "tên lửa sát thủ với hàng không mẫu hạm".

"Bất kỳ tàu sân bay nào của Mỹ trong khu vực đều là niềm vui của PLA", Hoàn cầu đăng trên Twitter, cùng với hình ảnh của tên lửa Trung Quốc.

Hải quân Mỹ nhanh chóng trả lời. "Tuy nhiên, họ vẫn ở đó. Hai tàu sân bay của hải quân Mỹ vẫn lượn sóng hoạt động ở hải phận quốc tế trên Biển Đông. Tàu USS Nimitz & tàu USS Ronald Reagan không hề bị đe dọa ", người phụ trách thông tin của Hải quân Mỹ tweet đáp trả.

Anh Tú (theo CNN)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau 2 tàu sân bay, Mỹ điều máy bay B52 tiến vào Biển Đông cảnh báo Trung Quốc