Năm 2019 tiếp nối chuỗi khủng hoảng của sân khấu kịch Sài Gòn diễn ra trong nhiều năm gần đây. Ấy vậy mà mùa tết đến, các sân khấu lại rộn ràng chuẩn bị những kịch mục mới. Bởi vì đây là thời điểm "được mùa " nhất trong năm.

Sân khấu kịch Sài Gòn: Tranh thủ mùa kịch Tết

nguyen anh huy | 17/01/2020, 09:18

Năm 2019 tiếp nối chuỗi khủng hoảng của sân khấu kịch Sài Gòn diễn ra trong nhiều năm gần đây. Ấy vậy mà mùa tết đến, các sân khấu lại rộn ràng chuẩn bị những kịch mục mới. Bởi vì đây là thời điểm "được mùa " nhất trong năm.

Bên ngoài cười nụ, bên trong khóc thầm

Tiên Nga (đạo diễn NSƯT Thành Lộc, tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc) là vở kịch thành công nhất trong năm 2019 trên khía cạnhnghệ thuật. Vở ca kịch văn học này góp phần tôn vinh vẻ đẹp của nhân cách cụ đồ Chiểu lẫn tác phẩm thơ Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga. Xét với góc độ bán vé cũng là một kỷ lục với tổng số 6 đợt diễn, khoảng 40.000 khán giả đến xem. Nhìn vào con số này, chắc hẳn nhiều người kết luận sân khấu Idecaf thành công doanh thu mỹ mãn.

Nhưng ông bầu Huỳnh Anh Tuấn cho biết:"Do kinh phí đầu tư cho vở diễn quá lớn, bao gồm phần đặt nhạc, thuê ban nhạc thính phòng diễn trực tiếp, trang phục và cảnh trí, chúng tôi phải bù lỗ. Đợt diễn thứ 6 dù được tài trợ, nhưng vẫn bù lỗ 78 triệu đồng".

Như thế thì sân khấu Idecaf chỉ gây tiếng vang, thoả mãn trong nghệ thuật chứ doanh thu bị âm. Vở diễn đông khán giả nhất còn lỗ huống chi các vở diễn khác, với số khán giả quá ít ỏi và nhỏ bé trước Tiên Nga. Điều này được người ta ví von bằng câu nói "bên ngoài cười nụ, bên trong khóc thầm".

Nỗi khó khăn của sân khấu Sài Gòn còn được thấy qua việc đóng cửa sân khấu kịch Supperbowl của NSNDHồng Vân. Dẫu nguyên nhân đóng cửa do trung tâm thương mại và giải trí Supperbowl phải đập đi, xây lại nhưng điều đó góp phần gây khó khăn cho hoạt động của sân khấu. Bao nhiêu tâm huyết mà bà bầu Hồng Vân đặt vào đó bỗng chốc tan biến.

Hoàng Thái Thanh vẫn là địa chỉ được nhắc đến với thiện cảm lớn từ khán giả yêu kịch. Nơi này vẫn trung thành với phong cách kịch nghiêm túc, phù hợp với khán giả yêu thể loại kịch tâm lý có chiều sâu. Nhưng người trong cuộc vẫn "khóc thầm lặng lẽ" và"chịu đấm ăn xôi" tìm nguồn thu khác bù vào khỏan lỗ.

Sân khấu kịch 5B, với nỗlực không mệt mỏi của bà bầu NSƯTMỹ Uyên vẫn sáng đèn. Vẫn cố gắng ra mắt kịch mục mới. Nhưng số lượt diễn gần như chỉ theo đợt chứ không đều đặn. Các vở mới ra mắt, vài suất đầu tiên khán giả xem đông, nhưng các lượt diễn kế tiếp thì thưa vắng dần. Thường ông bà bầu sẽ tạm ngưng diễn khi số vé bán quá ít ỏi, thu không thể bù chi.

Sân khấu Minh Nhí, sân khấu Quốc Thảo cũng chịu chung số phận. Hai ông bầu này phải chạy show kiếm tiền về nuôi dưỡng thánh đường sân khấu. Cái sự lấy nguồn thu nhập khác để bù lỗ cho sân khấu sẽ vẫn còn là câu chuyện dài, chưa thấy đoạn kết có hậu với hai ông bầu vốn dĩ rất thành công trong vai trò diễn viên này.

Vài năm trở lại đây, Thế Giới Trẻ và Kịch Sài Gòn là hai địa chỉ hiếm hoi sáng đèn đều đặn và có lượng khán giả xem tương đối tốt. Thế Giới Trẻ đông khách vì bắt đúng gu khán giả tuổi teen. Thế nhưng tình hình diễn viên trưởng thành từ đây đắt show bên ngoài, làm ông bà bầu vắt óc suy nghĩ làm sao để diễn viên này bận, thì có người khác lấp vô liền. Còn kịch Sài Gòn rất lặng lẽ nhưng bán vé khá ổn từ thứ hai tới chủ nhật. Vì sao Kịch Sài Gòn có khán giả đông đến nay vẫn chưa được giải mã chính xác.

Rộn ràng mùa tết

Nói chung sân khấu kịch tại Sài Gòn chịu cảnh ế khách quanh năm. Vậy mà vào mùa tết vẫn hân hoan chuẩn bị. Sân khấu Supperbowl đóng cửa thì bà bầu Hồng Vân hợp tác cùng học trò Minh Luân mở sân khấu Hồng Vân - Chợ Lớn. Kịch mục trong mùa tết tại đây là vở Ngẫm Kiều (cảm tác Lê Quốc Nam, đạo diễn Hồng Vân).

Ngẫm Kiều là một dự án hợp tác giữa sân khấu Hồng Vân và Viện Goethe của Đức tại Việt Nam. Điểm độc đáo của vở diễn này là cách thể hiện nhạc kịch lạ lẫm. Bên cạnh đó, tác giả xây dựng lại cách ghen của Hoạn Thư theo một kiểu khác hơn so với tác phẩm gốc. Hoạn Thư do Phạm Yến thủ diễn khiến người xem lạnh người. Vở diễn này còn có sự tham gia của Trịnh Duy Anh (Thúc Sinh), Tuấn Dũng (Sở Khanh), ca sĩQuốc Đại (Từ Hải), My Trần (Thuý Kiều).

Idecaf ra mắt hai vở kịch hài là Ác nhân cốc (đạo diễn Tuấn Khôi ) với sự tham gia nsut Hữu Châu, Huỳnh Trường Thịnh, Hương Giang, Bach Long. Vở còn lại là Mưu bà tú (tác giả Lê Hoàng, đạo diễn Vũ Minh) với các diễn viên gồm nsut Thành Lộc, Vân Trang, Hương Giang, Đức Thịnh...

Sân khấu Thế Giới Trẻ ra mắt 2 vở mới Sóng gió gia tộc (tác giả Nguyễn Bảo Ngọc, Đạo diễn Quang Huy). Diễn viên Tiểu Bảo Quốc, Hoàng Phi, Puka, Diễm Phương, Thuận Nguyễn, Phương Lan, Nguyên Thảo ...). Cuộc chiến sắc đẹp (tác giả Phan Ngọc Liên, Đao diễn Ngọc Hùng). Diễn viên NSƯT Đàm Loan, Khả Như, Puka, Hải Triều, BB Trần, Minh Dự, Gia Bảo, Thuận Nguyễn, Huỳnh Quý, Duy Tiến ...).

Sân khấu 5B công diễn Tía ơi con lấy chồng (tác giả và đạo diễn Hữu Quốc). Giao kèo sống thật ( tác giả Nguyễn Sơn, đạo diễn Tuyết Mai). Sân khấu Hoàng Thái Thanh ra mắt Mút chỉ mút cà tha (đạo diễn Thành Hội ). Sở dĩ các sân khấu èo uột quanh năm nhưng vẫn máu lửa vào mùa tết vì đây là thời điểm đông khách nhứt trong năm. Khán giả có thời gian và sẵn lòng dạo bước tới rạp để giải trí.

Nghệ sĩmong được thấy khán giả còn khán giả thì muốn được vui. Thôi thì tranh thủ được lúc nào hay lúc nấy.

Nguyễn Huy

Bài : Nguyễn Huy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sân khấu kịch Sài Gòn: Tranh thủ mùa kịch Tết