Tình trạng sa tạng chậu đang khiến hơn 40% phụ nữ đã sinh đẻ trên 50 tuổi phải khổ sở. Khoảng 11% phụ nữ bị sa tạng chậu phải can thiệp phẫu thuật, trong đó khoảng 30% phải phẫu thuật do tái phát tình trạng sa.

Sa tạng chậu đang khiến hơn 40% phụ nữ trên 50 tuổi phải khổ sở

Hồ Quang | 17/10/2020, 19:28

Tình trạng sa tạng chậu đang khiến hơn 40% phụ nữ đã sinh đẻ trên 50 tuổi phải khổ sở. Khoảng 11% phụ nữ bị sa tạng chậu phải can thiệp phẫu thuật, trong đó khoảng 30% phải phẫu thuật do tái phát tình trạng sa.

PSG.TS.BS Nguyễn Văn Ân - Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã chia sẻ về tình trạng sa tạng chậu của phụ nữ đã sinh đẻ trên 50 tuổi như thế tại Hội nghị khoa học Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn hôm 17.10.

sa-tang-chau-dang-khien-hon-40-phu-nu-tren-50-tuoi-phai-kho-so-hinh-anh(1).jpg
Một trường hợp phụ nữ bị sa tạng chậu - Ảnh: PV

Theo bác sĩ Ân, những phụ nữ có nguy cơ bị sa tạng chậu (sa tử cung, sa bàng quang, sa trực tràng…) là những trường hợp bị suy yếu sàn chậu do mang thai, sinh nở và thoái hóa sau mãn kinh, hoặc tổn thương dây chằng chính và phức hợp cơ tử cung cùng trong quá trình cắt tử cung.

“Hơn 40% phụ nữ đã sinh trên 50 tuổi rơi vào tình trạng sa tạng chậu khiến các chị em phải khổ sở, nhiều trường hợp nặng đã phải phẫu thuật với khoảng 11%, trong đó có khoảng 30% phải phẫu thuật do tái phát tình trạng sa”, bác sĩ Ân chia sẻ.

Việc phẫu thuật điều trị sa tạng chậu hiện nay theo bác sĩ Ân có nhiều phương pháp để treo hoặc cố định sa mỏm âm đạo hoặc sa tử cung như: treo vào dây chằng cùng gai; treo vào dây chằng tử cung - cùng; cố định sàn chậu vào mỏm nhô, ngả bụng; khâu bít âm đạo; các phẫu thuật dùng mảnh ghép không căng… Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật ngả âm đạo cố định vào dây chằng cùng gai là một trong những kỹ thuật thông dụng nhất để điều trị sa tử cung hoặc sa mỏm cắt âm đạo.

“Ưu điểm của phẫu thuật ngả âm đạo cố định vào dây chằng cùng gai giúp giữ được trục âm đạo và chiều dài âm đạo. Điều này duy trì khả năng quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, phương pháp này còn sửa chữa đồng thời sa thành trước và thành sau âm đạo, tránh phải phẫu thuật mở bụng và gây mê toàn diện giúp ít biến chứng, ít chảy máu, ít đau sau mổ, nằm viện ngắn, có lợi hơn về hiệu quả, chi phí. Nhược điểm của phương pháp này là khâu treo khó khăn, chảy máu nhiều nhưng những điều này có thể khắc phục được”, bác sĩ Ân chia sẻ.

Theo bác sĩ Ân để thực hiện phương pháp phẫu thuật này phải bóc tách để bộc lộ dây chằng cùng gai sẽ được rạch mở thành trước hoặc thành sau âm đạo; bóc tách khoang cạnh âm đạo, thám sát tìm gai chậu rồi bộc lộ dây chằng cùng gai. Đặt các mũi khâu vào dây chằng cùng gai và khâu cố định mỏm âm đạo, hoặc cổ tử cung vào dây chằng cùng gai.

Bài liên quan
Robot bác sĩ do Nga phát triển thực hiện tốt ca phẫu thuật đầu tiên
Các bác sĩ Nga đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cho con lợn Roza bị u xơ tử cung với sự tham gia của robot do các kỹ sư nước này phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sa tạng chậu đang khiến hơn 40% phụ nữ trên 50 tuổi phải khổ sở