EU đã thay thế năng lượng của Nga bằng nguồn cung cấp của Mỹ sau khi Moscow phát động cuộc chiến tại Ukraine. Tuy nhiên, dư luận hiện thắc mắc: Phải chăng châu Âu đang quá phụ thuộc vào Mỹ?
Góc nhìn

Rủi ro năng lượng mới của châu Âu: Chọn Nga hay phụ thuộc vào Mỹ

Hoàng Vũ (theo Politico) 03/04/2024 07:11

EU đã thay thế năng lượng của Nga bằng nguồn cung cấp của Mỹ sau khi Moscow phát động cuộc chiến tại Ukraine. Tuy nhiên, dư luận hiện thắc mắc: Phải chăng châu Âu đang quá phụ thuộc vào Mỹ?

Đang có nhiều lo ngại về việc sản xuất LNG gây hại cho môi trường buộc Washington phải giảm bớt những hoạt động xuất khẩu để bảo vệ khí hậu. Điều này có thể khiến EU - khu vực hiện phụ thuộc rất nhiều vào LNG nhập khẩu từ Mỹ - lâm vào khủng hoảng an ninh năng lượng.

the-lone-star-state-is-america-s-largest-producer-of-liquefied-natural-gas.png
Một nhà máy sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ - Ảnh: AFP

Trước cuộc bầu cử căng thẳng vào tháng 11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh tạm dừng phê duyệt các dự án LNG mới, đóng băng việc mở rộng cơ sở hạ tầng xuất khẩu của đất nước nhằm thu hút các cử tri quan tâm đến khí hậu.

Trong khi các nhóm bảo vệ môi trường ca ngợi quyết định này, người châu Âu lo lắng về nguồn cung bị thắt chặt và giá cả tăng cao. EU đã đặt cược lớn vào LNG của Mỹ kể từ năm 2022 sau khi tránh xa nguồn năng lượng giá rẻ của Nga mà họ đã phụ thuộc trong nhiều năm. Khối đã chi hàng tỷ USD vào cơ sở hạ tầng LNG và ký nhiều hợp đồng mới với Washington.

Mỹ hiện cung cấp gần 50% sản lượng LNG cho châu Âu - tăng so với khoảng 1/4 trước khi xung đột tại Ukraine nổ ra. Khí tự nhiên hóa lỏng đã vượt qua khí đốt qua đường ống để trở thành nguồn cung cấp quan trọng nhất đối với EU.

“Khối đã trải qua những nguy cơ đe dọa an ninh cung cấp năng lượng vì đã phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn, châu Âu phải rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ và tránh trở nên phụ thuộc quá mức vào Mỹ”, Ana Maria Jaller-Makarewicz, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Năng lượng (IEEFA), cảnh báo.

Trong một báo cáo gần đây cho thấy nhu cầu LNG của châu Âu vẫn đang tăng lên. Theo bà Jaller-Makarewicz, bất chấp những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tiêu thụ khí đốt, các quốc gia ở châu Âu liều mình đánh đổi sự phụ thuộc vào đường ống của Nga để lấy hệ thống LNG dư thừa, khiến lục địa này càng phải đối mặt với biến động giá cả.

Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến tại Ukraine hai năm trước, EU và Anh đã chạy đua để thay thế khí đốt của Moscow - phần lớn được vận chuyển qua các đường ống xuyên lục địa - bằng các chuyến hàng LNG của Mỹ qua đường biển.

Do đó, quyết định giảm sản lượng LNG của chính quyền Biden có thể khiến ngành công nghiệp châu Âu lo lắng. Hiệp hội thương mại EuroGas đã viết thư cho Nhà Trắng kêu gọi đảo ngược, cảnh báo về việc “giá năng lượng sẽ tăng cao kỷ lục do nguồn cung của Nga giảm”.

Tại một hội nghị dầu khí lớn ở Houston (Mỹ) vào tháng trước, các lãnh đạo công ty năng lượng lớn bao gồm phó chủ tịch của tập đoàn dầu khí đa quốc gia ExxonMobil, ông John Ardill, đã cảnh báo rằng châu Âu phải trở nên tự chủ hơn.

“Việc chuyển hướng tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng và xây dựng cơ sở hạ tầng xung quanh LNG không phải là giải pháp lâu dài cho châu Âu”, ông nói.

Tuy nhiên, Nicolás González Casares, một nghị viên EU thuộc đảng Xã hội cầm quyền của Tây Ban Nha - người đã giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng LNG mới - và là thành viên của Ủy ban năng lượng của Nghị viện Châu Âu, cho biết: “Việc mở rộng không phải là một sai lầm bởi vì chúng tôi cần nguồn năng lượng này và sự phụ thuộc của vào Nga mạnh đến mức chúng tôi không thể nói không với LNG trong hai năm nay”.

Ông Casares nhấn mạnh ưu tiên hiện nay của EU là thay thế khí đốt bằng năng lượng tái tạo.

Bài liên quan
Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ tên lửa mới của Nga
Hãng Reuters đưa tin các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik mà Nga vừa sử dụng để không kích Dnipro tuần trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rủi ro năng lượng mới của châu Âu: Chọn Nga hay phụ thuộc vào Mỹ