Sau 40 năm, lần đầu tiên bài hát “Ly rượu mừng”- một trong những ca khúc xuân kinh điển của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương được nhiều thế hệ người yêu nhạc yêu thích chính thức được phép phổ biến trong nước. Nhân dịp này, chúng ta cùng ngược thời gian để biết thêm về tác giả và câu chuyện đằng sau ca khúc bất hủ này.

Rót 'Ly rượu mừng' tưởng nhớ nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Tiểu Vũ | 03/01/2017, 11:20

Sau 40 năm, lần đầu tiên bài hát “Ly rượu mừng”- một trong những ca khúc xuân kinh điển của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương được nhiều thế hệ người yêu nhạc yêu thích chính thức được phép phổ biến trong nước. Nhân dịp này, chúng ta cùng ngược thời gian để biết thêm về tác giả và câu chuyện đằng sau ca khúc bất hủ này.

Những ngày đầu tiên của của năm 2017 vừa bắt đầu trôi qua, và có lẽ dư âm của bản nhạc hát Happy New Year do nhóm nhạc huyền thoại Abba trình bày vẫn còn văng vẳng đâu đây trong lòngcủa nhiều người Việt.

Happy New Year của Abba có giai điệu và tiết tấu sôi động nhưng lời ca thì đượm buồn, tuy nhiênngười Việt vẫn chọn nó như bản nhạc chính thức để đón chào năm mới. Có thể thấyHappy New Year được ưu ái vang lên ở mọi nơi, từ truyền hình quốc gia cho đến các phương tiện truyền thông khác, bài hátbằng tiếng Anh nên có người Việthiểu và cũng có rất nhiều người… không hiểu.

Trong khi đó ở Việt Nam vẫn có những bản nhạc xuân và mang đậm chất Việt, trong số đótiêu biểutiêu biểu nhất có thể nhắc đếnLy rượu mừng của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Nhạc phẩm được ra đời từ những thập niên 50 của thế kỷ trước, từng được phổ biến rộng rãi nhưng lại có một số phận khá hẩm hiu... May mắn cho những người yêu nhạc, sau 40 năm tạm thời “vắng mặt” Ly rượu mừng của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã chính thức được phép phát hành trong nước. Đây không chỉ là tin vui cho giới âm nhạc Việt Nam mà còn là niềm vui của hàng triệu công chúng yêu nhạc, và đặc biệt là những người thân trong gia đình cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Giả sử nếu có một cuộc bình chọn cho bản nhạc Việt đặc trưng nhất nói về năm mới, nói về mùa xuân, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn Ly rượu mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương để làm ca khúc chính thức hát đón mừng năm mới. Bởi từ lâu nay,Ly rượu mừng dùchưađược“danh chính ngôn thuận”,trước khi được cấp phép phát hành chính thức, bài hátvẫn là ca khúc xuânđược công chúng chọn nghe trong dịp năm mới bằng cách này hay cách khác. 40 năm qua Ly rượu mừng vẫn tồn tại trên các phương tiện nghe nhạc của cộng đồng với số lượng người nghe lên đến vài trăm triệu lượt. Điều đó đã chứng minh sức sống mãnh liệt của ca khúc này.

Cứ mỗi mùa xuân về, như được mặc định,ta có thể nghe Ly rượu mừng ở bất cứ nơi đâu, từ một quán cà phê nhỏ bên đường, trong căn nhà ấm áp, từ chiếc máy nghe nhạc cũ kỹ của người nông dân, trong một quán cà phê sang trọng hay được phát ra từ chiếc loa nhỏ trên những chuyến xe về quê ăn Tết của những người có cuộc sống tha hương. Người ta yêu thích Ly rượu mừng của của Phạm Đình Chương bởi những giai điệu rộn ràng, tươi vui mang nhiềuthông điệp ý nghĩa vàtính nhân văn trong đó. Rõ nhất làtrong phầnca từ với nội dung lànhữnglời chúc tết tốt đẹp nhất theo truyền thống dân tộc Việttới mọi thành phần, lứa tuổi trong xã hội nhân ngày năm mới.

Trước khi đi sâu vào nội dung của bài hátLy rượu mừng, đầu tiên xin nói vài nét về tác giả, người đã viết nên ca khúc bất hủ này.

Phạm Đình Chương là tên thật của nhạc sĩ. Ông sinh năm 1929 trong một gia đình khá giả và nổi tiếng, được xưng tụnglà “hoàng gia - royal family” của nền tân nhạc Việt Nam. Thân phụ của ông là cụ Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của cụ sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ là một công chức, kiêm kịch sĩ nổi tiếng thời đó. Còn Phạm Đình Viêm có giọng tenor cao vút sau này chính là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng. Vợ thứ hai của cụ Phạm Đình Phụng sau này có 3 người con, trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, bà sau này trở thành bạn đời của nhạc sĩ Phạm Duy. Người kế tiếp chính nhạc sĩ Phạm Đình Chương tức là ca sĩ Hoài Bắc, em gái út của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là Phạm Thị Băng Thanh bà là nữ danh ca nổi tiếng với nghệ danh Thái Thanh.

Từ trái: NS Phạm Đình Chương (Hoài Bắc), Ca sĩ Thái Thanh, Ca sĩ Hoài Trung trong ban nhạc Hợp ca Thăng Long nổi tiếng vào những năm 1952 - Ảnh tư liệu

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi 18 tuổi, với tác phẩm đầu tay là ca khúc Ra đi khi trời vừa sáng. Năm 1951 ông và gia đình chuyển vào miền Nam. Sau đó Phạm Đình Chương cùngcác anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng ông thành lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. Trong thập niên 50, ông đã viết những tác phẩm nổi tiếng: Xuân tha hương, Thủa ban đầu, Tiếng dân chài, Trường ca Hội trung dương…và ca khúc để đời là Ly rượu mừng.

Không có nhiều tài liệu nói về hoàn cảnh ra đời của của bài hát Ly rượu mừng, nhưng có giả thuyết cho rằng bài hát này được nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác vào năm 1952 khi ông tròn 23 tuổi, cũng có giả thuyết nói Ly rượu mừng sáng tác vào năm 1955. Ly rượu mừng được ghi nhận trình bày lầnđầu tiên do ban hợp ca Thăng Long, gồm bốn anh chị em Hoài Trung (Phạm Đình Viêm), Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Thái Hằng (Phạm Thị Quang Thái) và Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh), ở Sài Gòn vào những thập niên 1950.

Nhưng cho dù ra đời ở bất cứ hoàn cảnh nào thì Ly rượu mừng vẫn là một ca khúc bất hủ về mùa xuân bởi những giá trị về nội dung ca từ cũng như những giá trị về kỹ thuật sáng tác, lối chọn chủ đề và cách thể hiện trên nhịp điệu, tiết tấuphù hợp và vô cùng linh hoạt trong cáchsoạn nhạc của Phạm Đình Chương.

“Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi

Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi

Người thương gia lợi tức

Người công nhân ấm no

Thoát ly đời gian lao nghèo khó...”

Nghe từ đầu bài hát, ta đã nghe và cảm nhận như mùa xuân đã vào gõ cửa từng nhà mang theo câu chúc phúc trên nền điệu nhạc Valse theo nhịp ¾ rộn rànglúc trầm lúc bổng vui tươi rạo rực. Nhạc điệu và tiết tấu hơi nhanh của bài hát như một sự thúc giục nhưng ân cần đến với mọi đối tượng người nghe đã tạo nên một không khí tràn đầy nét xuân trong ca khúc.

Về phần ca từ, có thể nói Ly rượu mừng là sự chắt lọc độc đáo của nhạc sĩ Phạm Đình Chương trong việc sử dụng ngôn ngữ. Trong bài hát, ông không đi theo lối mòn sử dụng ca từ thường thấynhạc xuân của Việt Nam với những hình ảnh quen thuộc như “hoa cúc, hoa mai, hoa đào, chim én, bánh chưng, áo mới…” nhưng bài hát của ông làm cho người nghe cảm nhận đầy đủ tất cả nhữngcung bậc đẹp nhất của mùa xuân. Không có tiếng pháo đì đùng, không có em thơ khoe áo mới, không có chim én lượn đầy trời, ca từ của Phạm Đình Chương là những lời chúc gửi đến nơi nơi với một tình cảm chân thành và rộng khắp. Theo truyền thống của người Việt, trong ngày bảy ngày xuân, ba ngày tết, lời chúc luôn được sử dụng để trao gửi cho nhau. Lời chúc thương mang theonhững ước mơ, nhưng khát vọng cho một năm mới. Bài hát Ly rượu mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã thể hiện đầy đủ nhất tinh thần đó.

Bài hát "Ly rượu mừng" phát hành năm 1966 - Ảnh: Sách xưa

Có thể nói, Ly rượu mừng của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương là những lời chúc tốt đẹp đến mọi giai tầng trong xã hội. Nếu nhìn rộng hơn ở khía cạnh thời điểm ra đời của bài hátLy rượu mừngcủa Phạm Đình Chương chính làkhát vọng lớn lao của hàng triệu triệu người Việt Nam trong thời đại của ông, thời đại mà đất nước đang bị chia đôi, chiến tranh và đói nghèo lan rộng trên khắp mọi miền. Đó là khát khao cócuộc sống êm ấm hạnh phúctrong một đất nước thanh bình không có chiến tranh, không có sự chia lìamất mát:

“Bạn hỡi, vang lên

Lời ước thiêng liêng

Chúc non sông hoà bình, hoà bình

Ngày máu xương thôi tuôn rơi

Ngày ấy quê hương yên vui

đợi anh về trong chén tình đầy vơi

Nhấc cao ly này

Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do

Nước non thanh bình

Muôn người hạnh phúc chan hoà...”

Trong Ly rượu mừng của của Phạm Đình Chương, lời chúc không chỉ bó hẹp cho một thành phần nhất định nào, không dành riêng cho một ai, một lứa tuổi, hay một thành phần xã hội nào, lời chúc của ông rấtbao la dànhcho cả dân tộc Việt Nam. Chúc cho ngườinông phucày cầy để “lúa thơm hơi “, chúc“người thương gia lợi tức:”, "người công nhân ấm no"... Ước mong sao người nghèo thoát nghèo,và đặc biệt Ly rượu mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng không quên gửi tình cảm của mình cho tình yêu đôi lứa, cho những đôi uyên ương cho người nghệ sĩ:

“Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương

Xây tổ ấm trên cành yêu đương

Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ

Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới “

Hãy thử tưởng tượng, trong những ngày xuân, với nắng ấm, với hoa mai,hoa đào, vớitiếng chim hót vang trời, với bánh chưngxanh, câu đối đỏ, phong bao lì xì nhưng thiếu đi lời chúc thì mùa xuân có còn trọn vẹn hay không? Có lẽ chính vì điều đó, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã sáng tác nên một khúc ca xuân bất hủ, một giai điệu hay nhất với lời chúc tết đậm đà, giàu truyền thống văn hóa Việt Nam.

Âm nhạc Việt Nam vẫn còn rất nhiều những viên ngọc quý giá tương tự như Ly rượu mừng của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhưng có thể vì một vài lý do nào đó nên vẫn chưa được đến với người nghe một cách chính thức. Hi vọng trong thời gian đến, công chúng yêu nhạc Việt sẽ có nhận được nhiều tin mừng như trường hợp Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương.

Vậy là tết này ta có thể rót “Ly rượu mừng” để nâng ly đón một mùa xuân tươi đẹp của đất nước trong khúc hoan ca:

"Nhấc cao ly này

Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do

Nước non thanh bình

Muôn người hạnh phúc chan hoà...”.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rót 'Ly rượu mừng' tưởng nhớ nhạc sĩ Phạm Đình Chương