Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, trong bất kỳ tình huống nào, hàng hóa cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân, không để xảy ra thiếu hàng.

Quyền GĐ Sở Công Thương Hà Nội: Hàng hóa đầy đủ trong bất kỳ tình huống nào

Lam Thanh | 23/07/2021, 23:07

Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, trong bất kỳ tình huống nào, hàng hóa cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân, không để xảy ra thiếu hàng.

Thông tin từ UBND TP Hà Nội cho biết hiện nay, trên địa bàn thành phố có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hóa bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

dich-2.jpg
Hà Nội không thiếu hàng hóa

Để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, Thành phố Hà Nội đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30%-50%, trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỉ đồng (17 mặt hàng thiết yếu).

Các doanh nghiệp còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỉ đồng; bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.

UBND Thành phố yêu cầu Sở Công Thương thường xuyên rà soát, cập nhật các phương án đảm bảo hàng hóa trên cơ sở dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng hàng hóa trong và ngoài thành phố.

Đồng thời, chỉ đạo doanh nghiệp phân phối, siêu thị, đơn vị kinh doanh tăng cường biện pháp để khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu; bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đẩy mạnh bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại,…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát, cung cấp đầy đủ thông tin các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất sản phẩm nông sản trên địa bàn gửi Sở Công Thương cùng các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm,… phục vụ cho hoạt động khai thác bổ sung, cung ứng hàng hóa thiết yếu phòng, chống dịch.

Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất có phương án bố trí nhân sự, phương tiện thu hoạch kịp thời nông sản thực phẩm (nhất là mặt hàng rau ăn lá, củ, quả, trứng gia cầm,…) với giá cả ổn định, đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội.

Ngoài ra, rà soát lại các vùng sản xuất để xây dựng phương án chuyển đổi, mở rộng sang sản xuất rau, củ, thủy sản có thời gian thu hoạch ngắn, nhằm chủ động nguồn hàng thiết yếu tự cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng Thủ đô.

Sở Y tế cung cấp danh sách các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiết bị, vật tư y tế, thuốc chữa bệnh,… cho UBND các quận, huyện, thị xã để đôn đốc các doanh nghiệp tăng cường số lượng hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố.

Thực hiện xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất đối với các lái xe vận chuyển hàng hóa cho các hệ thống phân phối theo chỉ đạo của thành phố để kịp thời vận chuyển cung ứng cho thị trường Hà Nội.

Thực hiện rà soát, bổ sung, bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm đã đăng ký làm kho dự trữ hàng hóa, các địa điểm bán hàng lưu động khi cần thiết; Chủ trì trong việc thực hiện phân luồng hàng hóa từ các kho dự trữ về các khu dân cư, chợ dân sinh… trên địa bàn.

Các doanh nghiệp phân phối, siêu thị tăng cường các biện pháp khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, tìm kiếm nguồn hàng thay thế, bổ sung từ các tỉnh, thành phố; đẩy mạnh thực hiện bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại…

Bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các siêu thị, cửa hàng tiện ích, điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đăng ký nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu để được tạo điều kiện, ưu tiên.

Quyền Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan cho biết, trong bất kỳ tình huống nào các hàng hóa cũng đảm bảo đáp đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng.

Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, không tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh, Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

Bài liên quan
Hà Nội có thêm 10 ca dương tính mới, tổng 48 ca trong ngày 23.7
Chiều 23.7, Sở Y tế Hà Nội công bố 10 ca dương tính mới với vi rút COVID-19, trong đó có 2 trường hợp phát hiện qua sàng lọc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quyền GĐ Sở Công Thương Hà Nội: Hàng hóa đầy đủ trong bất kỳ tình huống nào