Quốc hội yêu cầu thiết kế môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp THPT bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống.

Quốc hội yêu cầu thiết kế môn Lịch sử có cả phần bắt buộc và lựa chọn

Dạ Thảo | 27/06/2022, 18:20

Quốc hội yêu cầu thiết kế môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp THPT bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành nghị quyết thứ 3 Quốc hội khóa XV, trong đó Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các cơ quan tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại học; triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền về triển khai chương trình. 

Quốc hội cũng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn học lịch sử; nghiên cứu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp THPT, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.

Bên cạnh đó, Quốc hội còn yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa. Bổ sung sách giáo khoa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá. Trước mắt, Chính phủ chỉ đạo các Bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Nghiêm túc thực hiện đúng các quy định về tài liệu tham khảo, tránh lãng phí.

hoc-sinh-12-4.jpg
Quốc hội yêu cầu giám sát chặt chẽ việc xuất bản SGK và thiết kế môn Lịch sử có 2 phần tự chọn và bắt buộc

Trước đó, theo chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10, Lịch sử được thiết kế là một môn trong tổ hợp Khoa học xã hội. Giai đoạn này, học sinh bắt buộc phải học 5 môn lựa chọn trong 3 tổ hợp. Học sinh nào chọn tổ hợp xã hội đã có môn Lịch sử.

Học sinh chọn tổ hợp tự nhiên vẫn phải chọn một môn trong tổ hợp xã hội có môn Lịch sử (học sinh hoàn toàn có thể chọn môn Lịch sử nếu thấy môn này cần thiết cho bản thân hoặc cần thiết để phục vụ định hướng nghề nghiệp mà học sinh lựa chọn). Tuy nhiên, việc thiết kế môn Lịch sử thành môn tự chọn đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đã đưa ra 3 khả năng khi môn lịch sử cấp THPT là môn học tự chọn. Trường hợp học sinh chọn môn Lịch sử là 1 trong 5 môn học tự chọn thì sẽ học 210 tiết/3 năm học (tăng 70 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).

Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là 1 trong 5 môn học tự chọn, đồng thời lựa chọn chuyên đề học tập là môn Lịch sử thì sẽ học 315 tiết/3 năm học (tăng 175 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006). Nhưng nếu học sinh không lựa chọn môn Lịch sử thì thời lượng học trong 3 năm ít hơn Chương trình giáo dục phổ thông 2006 là 140 tiết.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 23.5, Ủy ban Văn hóa - Giáo dụ cũng nêu ý kiến nên thiết kế môn lịch sử bậc THPT gồm hai phần: kiến thức lịch sử (bắt buộc), kiến thức định hướng nghề nghiệp (lựa chọn). Đề nghị này được đưa ra sau khi Ủy ban phân tích về thời lượng, nội dung của môn Lịch sử.

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội yêu cầu thiết kế môn Lịch sử có cả phần bắt buộc và lựa chọn